Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 4 tháng 12 năm 2023  
Thứ tư, ngày 1 tháng 11 năm 2023 | 21:12

Mùa quả ngọt ở biên cương

Những ngày tháng 10, bà con các dân tộc vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai) rục rịch vào vụ thu hoạch thứ quả đặc sản ngọt thơm nức tiếng. Với những đổi thay từ tư duy canh tác, quýt Mường Khương đã khẳng định được thương hiệu không chỉ đem lại thu nhập ổn định mà còn giúp bà con đồng bào vươn lên làm giàu.

Phát huy thế mạnh cây bản địa

Quýt sen được coi là loại quả đặc biệt thơm ngon bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các xã vùng biên của huyện Mường Khương như: Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ, Nậm Chảy, thị trấn Mường Khương.

Ông Pờ Khái Hùng (dân tộc Pa Dí), thôn Tả Chu Phùng, xã Tung Chung Phố cho biết: “Năm nay, quýt cho quả không to nhưng tương đối đều và sai, chất lượng tốt. Gia đình tôi trồng 2.000 gốc quýt đã được thu hoạch 3-4 năm nay. Với giá bán bình quân tại vườn từ 15.000đ- 20.000đ/kg, mỗi năm gia đình tôi cũng thu khoảng hơn chục tấn quả, trừ chi phí lãi được tầm 120 triệu đồng/năm”.

Bà con các dân tộc vùng biên bên những trái quýt đầu mùa

Sinh trưởng và phát triển nhiều năm tại địa phương nên người dân rất có kinh nghiệm trồng và chăm sóc. Nhiều hộ gia đình không ngừng mở rộng diện tích. Cùng thôn với ông Hùng, gia đình ông Thào Chu Phủng có 2 ha quýt đang cho quả. Hàng năm, ông Phủng thu hoạch được khoảng 20 tấn, thu về 300 triệu đồng. Đến nay, diện tích quýt của gia đình ông được mở rộng lên 5 ha gồm nhiều loại: quýt sen chín muộn, quýt lai cam, quýt đường.

Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm người dân bận rộn thu hoạch quýt

Ông Làn Mậu Thành dân tộc Bố Y (thôn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương) là một trong những hộ trồng quýt đầu tiên ở Mường Khương) cho biết, gia đình ông cũng chuyển hết diện tích lúa, ngô 4 ha của gia đình sang trồng quýt. Mỗi năm, gia đình ông thu hoạch hơn 100 tấn quả, loại ngon, mẫu mã đẹp bán với giá 20.000 đồng/kg, còn lại trung bình bán 10.000 đồng/kg cũng thu lãi hơn 400 triệu đồng, có năm ông thu được hơn một tỷ đồng.

Là sản phẩm đặc sản được ưa thích nên quýt có thị trường tiêu thụ ổn định

Từ hiệu quả kinh tế, cây quýt đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương với hơn 800 ha. Trong đó, riêng diện tích quýt được bà con các xã biên giới trồng là 586,6 ha. Nhiều nhất ở thị trấn Mường Khương: 262,8 ha, Tung Chung Phố: 255 ha, Tả Ngải Chồ: 18,8 ha, Nậm Chảy: 50 ha. Với năng xuất quả 10,8 tấn/ha, sản lượng ước đạt 6335 tấn, giá bán dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.

Mở rộng diện tích VietGAP

Đến nay, việc chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh hại luôn được bà con đặc biệt chú trọng. Thường thì từ cuối tháng 1, khi người dân hát nốt những quả sót cuối mùa thì bắt đầu tỉa cành, tạo tán giúp cây tập trung dinh dưỡng. Sau 2 tháng, cây bắt đầu ra nụ thì tiếp tục cắt bỏ các cành bị sâu bệnh, cành vượt giúp vườn thông thoáng, giảm sâu bệnh gây hại. Ở hầu hết các vườn quýt, bà con đã áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và chủ động việc cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi cây mới trồng cần bón phân chuồng để kích rễ, nuôi thân, đến kỳ sinh trưởng mới bón phân NPK. Lúc cây đã cho quả bón phân hữu cơ để quả mọng nước, đậm ngọt.

Cây quýt trồng sau 3 năm đã cho thu hoạch trái ngọt

Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mường Khương cho biết, Sản phẩm quýt Mường Khương đặc sản ngày càng được ưa chuộng ở khắp mọi miền trên cả nước và đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Để nâng cao sản lượng, chất lượng cho cây trồng, huyện Mường Khương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách làm cỏ, bón phân và phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng, đúng thời điểm. Đặc biệt là, những năm gần đây nhiều hộ dân đã thay đổi thói quen canh tác truyền thống, tự nguyện đăng ký áp dụng trồng theo phương pháp hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP. Huyện Mường Khương cũng đang nỗ lực xây dựng thương hiệu và quy hoạch mở rộng vùng trồng quýt, hình thành chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quýt tại địa phương.

Phát triển vườn quýt theo hướng VietGAP đã được nhiều người dân áp dụng

Mùa quýt chín (từ tháng 10 – 12) hàng năm, trong những vườn quýt sai trĩu quả vàng rực, bà con nông dân không chỉ bận rộn thu hái mà còn tiếp đón những đoàn khách về tham quan học hỏi, trải nghiệm du lịch tấp nập...  Nhờ vậy, hương vị quýt Mường Khương ngày càng bay xa hơn.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Cách trung tâm huyện Bắc Hà (Lào Cai) gần 30km, xã Cốc Lầu là nơi sinh sống của 10 dân tộc trên 7 thôn bản.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

  • Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Tính đến ngày 31/10, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 266.000 hộ với trên 8.800 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

  • Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Top