Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định mục tiêu tăng trưởng đạt từ 3-3,5% và kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD,…
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
“Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển mạnh mẽ, hợp lý, phù hợp, phát triển hệ thống hợp tác xã, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổng kết lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng kết thực tiễn, bám sát thực tiễn, nhu cầu của thị trường, nhân rộng các mô hình hiệu quả cao, những cách làm hay để điều chỉnh sản xuất phù hợp nhằm mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho người sản xuất” là nhóm nhiệm vụ thứ tư trong 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023 mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định mục tiêu tăng trưởng đạt từ 3-3,5% và kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD,…
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ đã xây dựng nhiều giải pháp. Theo đó, mũi đột phá để tiếp tục hình thành tư duy kinh tế nông nghiệp, tư duy liên kết, tư duy gắn kết chuỗi ngành hàng gia tăng giá trị, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư là thành lập mới 1.600 Hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2023 và xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật những hợp tác xã hoạt động không hiệu quả hoặc chờ giải thể.
Đồng thời với thành lập 1.600 hợp tác xã mới, Kế hoạch của Bộ nêu rõ việc sẽ xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở cơ cấu lại ngành theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực để thúc đẩy sản xuất lớn, phát triển khoa học - công nghệ, phát triển vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao đúng lợi thế vùng theo xu thế nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái gắn với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, sản phẩm.
Nói về việc chọn phát triển HTX nông nghiệp là giải pháp đầu tiên trong mọi giải pháp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp, Tư lệnh ngành Nông nghiệp Lê Minh Hoan nêu rõ: Nông nghiệp của ta hiện vẫn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát với hơn 10 triệu hộ nông dân, 17 triệu thửa ruộng. Đây là nguyên nhân khiến nền nông nghiệp phát triển không tương xứng với tiềm năng vốn có và như mong muốn của chúng ta. Kinh tế tập thể, trong đó HTX nông nghiệp là giải pháp đầu tiên trong mọi giải pháp để cơ cấu lại ngành nông nghiệp, để tổ chức lại sản xuất ở quy mô lớn hơn, từ quy mô lớn hơn, chúng ta tạo ra giá trị cao hơn, đa dạng hóa sản phẩm thay vì bán nông sản thô. Sở dĩ, lâu nay chúng ta phải bán nông sản thô là do quy mô sản xuất từng hộ dân nhỏ lẻ, khó cho bảo quản, chế biến. Chỉ ở quy mô lớn, sản lượng nông sản lớn hơn, chúng ta dần đưa HTX trở thành một chuỗi ngành nhỏ ở trong chuỗi ngành lớn, HTX mới là đối trọng để chúng ta liên kết thuận lợi và bình đẳng với doanh nghiệp. HTX quy mô đủ lớn mới giảm được chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng đầu ra, chất lượng nông sản được nâng lên...
Ông nhấn mạnh: Nếu giai đoạn trước chúng ta chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng thì giai đoạn này sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn bao gồm các HTX, tổ hợp tác, làng nghề, sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm-OCOP” và du lịch nông thôn. HTX là một thành phần của kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập của người nông dân…
Về kế hoạch thành lập mới 1.600 hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2023 và thực hiện yêu cầu phát triển kinh tế tập thể theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, nhiều chuyên gia cho rằng, song hành với tuyên truyền vai trò, lợi ích khi tham gia HTX, cần đồng bộ quyết tâm chính trị với quyết tâm hành động, trước hết là đồng bộ về thể chế vì thể chế mà chưa thông, chưa đồng bộ thì giải pháp vẫn chỉ là… giải pháp.
Về vấn đề này, GS. Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, chỉ khi có được Luật Hợp tác xã thực sự thu hút nông dân, chúng ta mới giúp cho nông dân giàu lên, đưa đất nước ta giàu mạnh, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam” năm 1946: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế ta lấy canh nông làm gốc... Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có HTX…”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…