Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi, nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại nhưng nhờ nông dân chú trọng đầu tư thâm canh và chủ động triển khai tốt các biện pháp phòng trừ dịch hại nên năng suất lúa, bắp… của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đều đạt khá.
Bắp, lúa, đậu… tăng sản lượng
Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Quế Sơn, trong 2 vụ đông xuân và hè thu của năm 2023, trên địa bàn 13 xã, thị trấn của huyện sản xuất tổng cộng 6.724ha lúa. Nhờ ngành liên quan và chính quyền các địa phương tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi, tích cực hỗ trợ nông dân đưa nhiều loại giống mới vào gieo sạ đại trà, đặc biệt là ứng dụng rộng rãi các gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nên năng suất lúa đạt khá cao.
Ông Lưu Văn Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn thông tin, qua thống kê tại nhiều vùng cho thấy, năm 2023 này năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 59,1 tạ/ha, tăng 6,1 tạ/ha so với kế hoạch đề ra và tăng 2,8 tạ/ha so với năm 2022.
Nhiều mô hình liên kết sản xuất giống lúa hàng hóa và lúa thương phẩm chất lượng cao cho nông dân mức thu nhập khá.
“Nhờ năng suất tăng mạnh nên năm nay tổng sản lượng lúa của Quế Sơn đạt 39.768 tấn, tăng 4.359 tấn so với kế hoạch và tăng 1.873 tấn so với năm ngoái” – ông Thành nói.
Không riêng cây lúa, hầu hết diện tích bắp của Quế Sơn cũng đều được mùa. Ông Lưu Văn Thành cho biết, trong 2 vụ của năm 2023, nông dân địa phương gieo trồng 501ha bắp các loại, tăng 86ha so với mục tiêu đặt ra. Theo ông Thành, năm nay năng suất bắp bình quân của huyện đạt 50 tạ/ha và tổng sản lượng đạt hơn 2.500 tấn, tăng 539 tấn so với năm 2022.
“Ngoài lúa và bắp, năm 2023 năng suất các loại cây trồng khác trên địa bàn Quế Sơn như đậu phụng, khoai lang, mè… cũng đều tăng so với năm trước và tăng so với kế hoạch” - ông Thành nói thêm.
Nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả
Trong năm nay, ngành nông nghiệp Quế Sơn tập trung chỉ đạo UBND các xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú và thị trấn Hương An tích cực phối hợp với các doanh nghiệp triển khai thực hiện một số dự án liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa giống, lúa thương phẩm, nếp thương phẩm với tổng diện tích 705ha.
Nhìn chung, các mô hình liên kết sản xuất đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp thu nhập của nông dân tăng thêm khoảng 25 - 35% so với làm lúa thường và tăng doanh thu cho các hợp tác xã nông nghiệp.
Đáng chú ý là năm 2023, ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương của Quế Sơn nỗ lực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sản xuất kém hiệu quả với tổng diện tích 124,4ha. Trong đó, vụ đông xuân 2022 - 2023 chuyển 48 ha và vụ hè thu 2023 chuyển 76,4ha.
Các mô hình chuyển đổi chủ yếu là trồng đậu phụng thâm canh, đậu phụng xen sắn, bắp lai, mè, trồng sen… Tùy từng đối tượng cây trồng, bình quân mỗi vụ 1ha đất lúa chuyển đổi cho giá trị từ 45 - 90 triệu đồng, tăng từ 6 - 50 triệu đồng/ha/vụ so với canh tác lúa.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…