Vụ xuân năm nay, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi bám đồng thu hoạch trong niềm vui “kép” vì năng suất lúa đạt tốt, giá thu mua cao hơn vụ xuân năm trước từ 400 - 500 đồng/kg.
Vụ xuân 2023, toàn tỉnh gieo cấy trên 59.300 ha lúa các loại, trong đó, tập trung lớn nhất là nhóm giống chủ lực, nhóm giống có tiềm năng năng suất, chất lượng và triển vọng cao, thời gian sinh trưởng từ 120-135 ngày như: Nhị ưu 838, Thái Xuyên 111, Nếp 98, Nếp 87, Bắc Thịnh, ADI28, HDT10, HD11, Hà Phát 3, VNR20, ADI 168…
Tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Thạch Hà đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân.
Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh), toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 6.000 ha lúa, tập trung tại các địa phương có diện tích gieo cấy sớm, vùng trũng thấp, ven biển của huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc...
Từ thời điểm này trở đi, tiến độ thu hoạch ở các huyện, thị, thành sẽ được đẩy nhanh, cao điểm nhất là từ 23 - 30/5 tới. Ngành chuyên môn tiếp tục phối hợp với các địa phương tiếp tục đốc thúc bà con tranh thủ thời tiết thuận lợi xuống đồng thu hoạch lúa xuân, điều tiết máy gặt để đạt tiến độ đề ra, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ hè thu.
Năng suất lúa vụ xuân toàn tỉnh ước đạt trên 58,96 tạ/ha.
Theo đánh giá bước đầu, mặc dù từ đầu vụ, thời tiết không thuận lợi, có thời điểm xuất hiện rét hại, rét đậm, sâu bệnh phát sinh, tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao, khuyến cáo kịp thời của ngành chuyên môn, bà con tập trung gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên vụ lúa xuân 2023 vẫn sinh trưởng tốt, năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 58,96 tạ/ha, cao hơn khoảng 2,86 tạ/ha so với vụ xuân năm 2022.
Đặc biệt, Hà Tĩnh đang thực hiện mạnh mẽ việc phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, dồn điền đổi thửa, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, giúp bà con nông dân sản xuất đồng nhất một giống, một thời vụ, một quy trình; tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong gieo cấy, thu hoạch.
Các địa phương có trình độ thâm canh cao như Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên… tiếp tục được ngành chuyên môn đánh giá là những đơn vị dẫn đầu về năng suất lúa trong vụ xuân năm nay.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…