Sáng 29/11, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Năm 2023, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã tập trung cao, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Nông nghiệp được mùa toàn diện, phát triển theo hướng sản xuất an toàn, hình thành nhiều mô hình hữu cơ, tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị.
Năm 2023, ngành ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Năm 2023, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp ước đạt trên 2,6%; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (theo giá so sánh) ước đạt 13.940 tỷ đồng (tăng 3,2% so với năm 2022); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 97,5 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 53% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 52,5%.
Thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 06-NQ/TU, toàn tỉnh đã tăng thêm hơn 3.600 ha, nâng tổng diện tích phá bờ thửa nhỏ, thành thửa lớn đạt trên 10.669,63 ha, trong đó có trên 4.185,09 ha tập trung theo hình thức chuyển đổi ruộng đất. Một số địa phương đạt kết quả cao như: Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ, Lộc Hà...
Thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 06-NQ/TU, toàn tỉnh đã tăng thêm hơn 3.600 ha, nâng tổng diện tích phá bờ thửa nhỏ, thành thửa lớn đạt trên 10.669,63 ha.
Về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và sản xuất trong nhà màng, nhà lưới gắn với chuyển đổi số, đến nay, toàn tỉnh có 1.990,87 ha cây trồng các loại (tương ứng 287 cơ sở) được cấp giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực và hình thành 40 mô hình sản xuất lúa, rau củ quả áp dụng quy trình hữu cơ, theo hướng hữu cơ.
Chăn nuôi tiếp tục kiểm soát tốt các dịch bệnh, tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì về quy mô, chất lượng đàn và sản lượng thịt xuất chuồng tăng nhẹ, ước đạt 110.950 tấn (tăng 2,6% so với năm 2022); lâm nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, tăng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt kết quả khá, tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 56.268 tấn (đạt 105,4% kế hoạch và tăng 1,9% so với năm 2022).
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được triển khai quyết liệt. 10 tháng qua, toàn tỉnh có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; dự kiến đến cuối năm có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong 10 tháng, các địa phương công nhận thêm 41 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, dự kiến đến cuối năm có thêm 9 sản phẩm đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024, Hà Tĩnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 2,5%; tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) đạt trên 14.300 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt hơn 100 triệu đồng/ha; sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 113.785 tấn; tổng sản lượng thủy sản đạt 58.697 tấn; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 52,5%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đạt trên 70%.
Phấn đấu đến cuối năm 2024 có thêm tối thiểu 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Toàn tỉnh cơ bản đạt các tiêu chí theo Quyết định số 321/QĐ-TTg để được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Sở NN&PTNT Hà Tĩnh sẽ phối hợp với Sở Tài chính rà soát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các địa phương tiếp cận, hấp thụ tốt các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững.
Về đề án sản xuất vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 80.520 ha, giảm 1.195 ha so với kết quả sản xuất vụ xuân năm 2023. Nguyên nhân giảm là do một số địa phương chuyển sang triển khai dự án cây thức ăn chăn nuôi.
Tại hội nghị, các đại biểu một số địa phương, doanh nghiệp kiến nghị tỉnh cần quan tâm phê duyệt, phân bổ kinh phí triển khai các chương trình ngay từ đầu năm để triển khai thuận lợi; hướng dẫn về tiêu hủy gia súc gia cầm; cấp vắc xin sớm để chủ động phòng dịch; tăng cường quản lý về giống; có hướng dẫn chung để các địa phương triển khai đấu thầu về giống; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp...
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Hà Tĩnh cũng giao Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Tài chính rà soát đánh giá các kiến nghị của địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, sớm cấp nguồn triển khai các nhiệm vụ; hỗ trợ các địa phương tiếp cận, hấp thụ tốt các chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách hỗ trợ tập trung, tích tụ ruộng đất... để phát triển nông nghiệp.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.