Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2022 | 10:51

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi mạnh dạn chuyển đổi số

Hội thảo có chủ đề “Chuyển đổi số - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” nhằm hướng đến mục tiêu chính là chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Sáng nay (7/10), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022.

Quang cảnh Hội thảo

Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền cho rằng: Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số và thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505, lấy ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Hội thảo có chủ đề “Chuyển đổi số - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” nhằm hướng đến mục tiêu chính là chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hội thảo có chủ đề “Chuyển đổi số - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” nhằm hướng đến mục tiêu chính là chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 148 tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Hội thảo hôm nay là một trong những hoạt động chào mừng Ngày Chuyển đổi số. Hội thảo có chủ đề “Chuyển đổi số - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” nhằm hướng đến mục tiêu chính là chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với người dân, chuyển đổi số sẽ thay đổi cách sống, cách làm việc và giao dịch. Đối với doanh nghiệp, dữ liệu và công nghệ số sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ; thay đổi sản phẩm và dịch vụ.

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi luôn có sự quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), triển khai Chính quyền điện tử, bước đầu đã hình thành được nền tảng phục vụ phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số các cấp, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực phục vụ người dân trên toàn tỉnh.

Để việc chuyển đổi số tại địa phương được đẩy nhanh và toàn diện hơn, bắt kịp với xu thế chung của cả nước, Hội thảo lần này là dịp để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh về công tác chuyển đổi số, nắm bắt về các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, một số biện pháp, giải pháp, cách làm về chuyển đổi số đối với một số ngành, lĩnh vực.

“Sau Hội thảo này, tôi đề nghị tất cả lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tiếp tục tăng cường quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số, định hướng nội dung về chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ngãi, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu về thực hiện chuyển đổi số, từ đó xác định nội dung nhiệm vụ về chuyển đổi số đối với tổ chức, ngành, lĩnh vực và từng cấp địa phương. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ công dân số, do đó, phải xây dựng lớp công dân số mới nhằm đảm bảo hiệu quả của chuyển đổi số bền vững lâu dài. Đồng thời, quá trình chuyển đổi số phải diễn ra toàn diện, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã; phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền nhấn mạnh.

PGS. Nguyễn Quang Trung, Đại học RMIT đã tham luận về chủ đề “Chính phủ số: Tầm quan trọng, thử thách và các nguyên tắc triển khai” cho biết: Theo quyết định 942/QĐ-TTg, phát triển Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Tại Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham luận về nội dung: “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”.

Theo bà Quyên, các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm: Số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp; áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp; chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.

Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp gồm: Mở rộng tập khách hàng và thị trường tiềm năng; gia tăng trải nghiệm khách hàng; Sáng tạo các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu; tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự; tăng hiệu suất kinh doanh và sản xuất; lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi mạnh dạn chuyển đổi số

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi  đã tham luận về nội dung: “Định hướng chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi”.

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi  đã ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…với diện tích gần 3.000ha.

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi  đã ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu… với diện tích gần 3.000ha.

Theo ông Trung, ngành Nông nghiệp hiện đã cung cấp 30 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Triển khai xây dựng phòng họp trực tuyến tại Sở và các đơn vị thuộc Sở. Phần lớn các dịch vụ công trực tuyến tại Sở được giải quyết đúng thời hạn. Đã ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…với diện tích gần 3.000ha. Hiện, đang triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin quản lý và theo dõi tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Trong chăn nuôi, một số trang trại sử dụng công nghệ giám sát trang trại bằng hệ thống camera từ xa, dây chuyền thức ăn công nghiệp hiện đại, xử lý chất thải chuồng trại....

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, công tác theo dõi diễn biến rừng được áp dụng bằng phần mềm FRMS, sử dụng công nghệ giải đoán ảnh (GIS) và viễn thám trong công tác cảnh báo cháy rừng...

Trong lĩnh vực thủy lợi, công tác giám sát, quản lý công trình có hệ thống camera theo dõi, giám sát tại đập chính. Tín hiệu được truyền về đơn vị quản lý điều hành và trang website do Tổng cục Thủy lợi quản lý. Đến nay, hoàn thành lắp đặt và vận hành 79 trạm đo mưa tự động, 10 trạm đo mực nước tự động trên các sông và các hồ chứa nước, Hiện đang triển khai thực hiện hệ thống CSDL về đập, hồ chứa nước nhằm hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý vận hành công trình thủy lợi.

Trong lĩnh vực thủy sản, Quảng Ngãi đã triển khai thử nghiệm sáng kiến việc tiếp nhận, giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến tàu cá từ ngày 5/10/2021. Việc triển khai sáng kiến này đã giúp chủ tàu cá được trực tiếp nộp hồ sơ từ xa, nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 đang xảy ra, giúp cắt giảm được thời gian, chi phí đi lại, chuẩn bị hồ sơ, vừa giúp loại bỏ chi phí không chính thức từ việc nhờ đối tượng làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả thay (tiết kiệm được hơn 266 triệu đồng) và đây là sáng kiến duy nhất được đưa vào chấm điểm cải cách hành chính cấp tỉnh trong năm 2021…

Theo ông Nguyễn Quang Trung, ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu; đa số lao động vùng nông thôn là lao động phổ thông. Mối quan hệ giữa lao động nông thôn với các doanh nghiệp cũng chưa được gắn bó, ổn định. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực mới có điều kiện ứng dụngchuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khó tiếp cận trong quá trình chuyển đổi số.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top