Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 3 năm 2023 | 9:41

Người dân Thuần Thiện thu nhập cao từ hành lá

Từ năm 2017, mô hình trồng hành lá được triển khai tại thôn Lồng Lộng, xã Thuần Thiện, Can Lộc (Hà Tĩnh). Với 4 - 5 vụ sản xuất mỗi năm, nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập ổn định từ loại cây trồng này.

Theo người dân trồng hành ở xã Thuần Thiện, hành lá được trồng luân phiên 4 – 5 vụ/năm. Thế nhưng, bà con chỉ để cây ra hoa vào vụ đầu năm (khoảng từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 2 âm lịch) bởi đây là lúc thời tiết tốt, những bông hoa có thể làm giống để gieo trồng.

Xã Thuần Thiện hiện có 44 hộ dân trồng hành lá với tổng diện tích 1,5 ha

Thông thường, mỗi vụ trung bình 60 - 65 ngày là có thể thu hoạch, tuy nhiên, hành lá kết hoa và nở rộ từ ngày thứ 80 trở đi, đến khoảng 100 ngày hoa bắt đầu rụng dần. Ngoài lấy hoa, nhiều hộ còn dùng cây con mới phát triển (tầm 40 ngày) để tiếp tục gieo trồng.

Để phát triển mô hình, UBND xã đã hỗ trợ mỗi hộ 50% kinh phí với tổng mức đầu tư 450 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí trên, chính quyền địa phương cùng người dân đã xây dựng hệ thống tưới, khoan giếng, lắp đặt các trụ tiếp điện máy bơm… phục vụ sản xuất.

Xã Thuần Thiện hiện có 44 hộ dân trồng hành lá với tổng diện tích 1,5 ha, sản xuất quanh năm, thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện giá hành lá trên thị trường dao động từ 25-30 ngàn đồng/kg, có những lúc cao điểm lên tới 60 ngàn đồng/kg.

Chị Lê Thị Liệu (thôn Lồng Lộng) chia sẻ: “Vào những thời điểm khan hàng, có những hộ bán tới 2 triệu đồng tiền hành lá/ngày. Những hộ sản xuất nhỏ lẻ như chúng tôi mỗi năm có thể thu lãi từ 50-60 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí”.

Xã Thuần Thiện tiến tới xây dựng sản phẩm hành lá Thuần Thiện đạt tiêu chuẩn OCOP nhằm phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất

Ông Nguyễn Nam Vũ - Phó Chủ tịch UBND xã Thuần Thiện, Can Lộc cho hay: “Mô hình phát triển kinh tế từ trồng hành lá đã từng bước cho thấy sự phù hợp, hiệu quả đối với người dân địa phương. Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với thôn Lồng Lộng mở rộng diện tích trồng, nâng cao số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm hành lá. Ngoài ra, địa phương sẽ bổ sung, hỗ trợ kinh phí để đầu tư các hạng mục cùng người dân phát triển cây trồng chủ lực này để tiến tới xây dựng sản phẩm hành lá Thuần Thiện đạt tiêu chuẩn OCOP nhằm phát huy giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top