Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 1 năm 2023 | 10:16

Nhộn nhịp mùa kiệu Tết

Về huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, những ngày này không khí thu hoạch, buôn bán củ kiệu khá nhộn nhịp từ ngoài đồng đến trong nhà, dưới bến sông…

Nhờ trúng giá kiệu nên chủ ruộng trả tiền công người nhổ kiệu thuê cao hơn bình thường.

Hòn Đất là một trong những vùng chuyên canh rau màu lớn của tỉnh Kiên Giang. Do đó càng cận Tết, không khó để gặp cảnh người dân tất bật chăm sóc rau màu như hành, hẹ, cải và đặc biệt là không khí rộn ràng, nhộn nhịp thu hoạch củ kiệu phục vụ thị trường Tết.

Tại xã Mỹ Thuận - nơi được xem là thủ phủ kiệu của huyện Hòn Đất và tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích kiệu khoảng 12ha. Dù chi phí trồng kiệu khá cao, từ 30-40 triệu đồng/công nhưng năm nay được mùa, trúng giá, hút hàng nên tiểu thương ở các chợ Rạch Giá, Hòn Đất vào tận ruộng thu mua kiệu với 25.000 đồng/kg. Những hộ dân trồng kiệu cho biết giá này cao gấp đôi so với những năm trước nên ai cũng phấn khởi. “Để cung ra thị trường Tết năm nay, gia đình tôi trồng 7 công kiệu, năng suất trung bình khoảng 3,5-4 tấn/công. Với năng suất và giá như hiện nay, mỗi công kiệu lời khoảng 30 triệu đồng” - ông Nguyễn Văn Hiếu, ở xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, cho biết.

Bà Trần Thị Nhanh, ở thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, cho biết giá kiệu năm nay làm bà con ai cũng vui, chứ mấy năm trước mỗi công chỉ lời hơn 10 triệu đồng. Giá cao, hút hàng nên các thương lái phải tranh thủ đặt cọc sớm mới có kiệu bán Tết. “Mấy hôm trước thấy giá kiệu lên, tôi nhận cọc tại ruộng 19.000 đồng/kg nhưng lái trả luôn 21.000 đồng/kg. Tôi tính giá vậy là tốt lắm rồi không ngờ kiệu lại tiếp tục tăng. Tuy nhận giá vậy nhưng 3 công kiệu của gia đình tôi cũng lời khoảng 90 triệu đồng” - bà Nhanh nói.

Vui theo chủ ruộng, những người làm nghề nhổ kiệu thuê tại thủ phủ kiệu Hòn Đất cũng có thu nhập cao hơn so với những năm trước. Bà Lê Kim Hên ở xã Mỹ Thuận, cho hay: “Mấy hôm nay, khoảng 2 giờ khuya, tôi và nhiều bạn nghề bắt đầu ra đồng nhổ kiệu thuê. Do giá kiệu năm nay khá tốt nên chủ ruộng cũng tăng tiền công, mỗi giờ chủ ruộng trả 25.000 đồng/người, tính ra mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 300.000 đồng”.

Ông Trần Hữu Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thuận, chia sẻ: Năm 2022, diện tích trồng kiệu của xã Mỹ Thuận đạt khoảng 12ha. Ngoài các mô hình kinh tế khác như trồng lúa, khoai môn, mô hình trồng kiệu đạt hiệu quả cao. Hiện nay, giá kiệu khoảng 25.000 đồng/kg lấy tại ruộng, mức giá này nông dân lời khoảng 30 triệu đồng/công, gấp 10 lần so với trồng lúa. “Thời gian tới mong ngành chức năng quan tâm, có hướng để củ kiệu đạt chứng nhận VietGAP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận, phát triển bền vững mô hình kinh tế này” - ông Trần Hữu Ngọc nói.

 

Hiếu Thuận/Báo Cần Thơ
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, giúp những người khó khăn phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống.

  • Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Xác định công tác giảm nghèo, đảm bảo chính sách an sinh xã hội luôn là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện Long Phú (Sóc Trăng) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn.

  • Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Hôm nay (26/7), tỉnh Lào Cai tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

  • Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn (Quảng Ngãi) đặt mục tiêu đến hết tháng 8/2025 duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có nhiều xã hướng đến xây dựng NTM nâng cao; đến quý I/2025 hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện NTM; cuối năm 2025 trở thành đô thị loại IV, làm tiền đề để phát triển huyện Bình Sơn trở thành thị xã.

  • Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45), với những định hướng cụ thể, rõ ràng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hải Phòng đã có sự chuyển dịch đúng hướng.

  • Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Là một trong những xã trên đà về đích NTM đúng tiến độ đề ra, bà Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai) đã trải lòng với phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn về quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương với nhiều trăn trở, tâm huyết và thành quả đáng tự hào.

Top