Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, nền nông nghiệp chuyên nghiệp là cần tạo tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra sự khác biệt gắn với những giá trị vô hình.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thăm vùng chè Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái.
Giá trị vô hình nâng "chất" sản phẩm nông nghiệp
Theo ông Hoan, giá trị vô hình là bao gồm những giá trị xung quanh các sản phẩm nông nghiệp như văn hóa, lịch sử địa phương, con người.
"Nếu tích hợp được những thứ đó lại và kết hợp với sản phẩm nông nghiệp thì mới mang lại giá trị cao cho sản phẩm. Tôi ví dụ ở Bến Tre hiện trái dừa đang bán với giá 10.000 đồng. Vậy thì vấn đề đặt ra là phải làm sao để bán được 30.000 đồng mỗi trái dừa. Mà muốn bán được giá cao như vậy, trái dừa Bến Tre phải mang một câu chuyện, một thương hiệu riêng hoặc phải có bao bì, mẫu mã đặc biệt", ông Hoan nói.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng nền nông nghiệp đang đứng trước các nguy cơ như biến đổi khí hậu, biến động về thị trường, biến chuyển xu hướng tiêu dùng. Điều này đòi hỏi ngành cần đổi mới tư duy, có những hành động cụ thể mới đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.
Bến Tre cần gấp rút tổ chức lại ngành hàng như thủy sản, trái cây,... bắt đầu từ tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Mặt khác, tỉnh tăng cường hợp tác, liên kết giữa những người sản xuất và doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; trong đó, chú ý đến giá trị, chất lượng trong sản xuất, chứ không phải sản lượng như trước đây.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho biết trong 9 tháng năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đã từng bước phục hồi. Tốc độ tăng tưởng kinh tế GRDP 9 tháng đầu năm 2022 đạt 9,95% (đứng thứ 4 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), trong đó, khu vực I tăng trưởng đạt 3,21% (đứng thứ 7 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp và ngày càng nhanh đã đe dọa và làm thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân.
Xây dựng câu chuyện sản phẩm
Người Israel rất thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, vì khẩu hiệu của họ là “I AM UNIQUE” (tạm dịch: Tôi là duy nhất/Chỉ tôi mới có). Trà mạn của ta bán tầm hai, ba trăm ngàn đồng một ký, trà đinh tầm hơn 3 triệu, trà Shan cổ thụ hơn chục triệu đồng. Nhưng trà Đại hồng bào bên Trung Quốc có giá trên 35 tỷ đồng/kg, bởi vì mọi người tin rằng nó quý, nó hiếm, câu chuyện sản phẩm của nó làm người mua thể hiện được đẳng cấp và thấy may mắn, tự hào khi mua được nó.
Xây dựng câu chuyện sản phẩm có thể giúp giá sản phẩm OCOP tăng lên nhiều lần. Mà muốn làm tốt, phải xuất phát từ chính niềm tự hào của người dân, của cộng đồng về sản phẩm đó. Chỉ có họ mới kể ra được lịch sử hình thành và phát triển sản phẩm như thế nào, nó có sự tích gì, nét văn hóa ra sao.
Xây dựng câu chuyện sản phẩm có thể giúp giá sản phẩm OCOP tăng lên nhiều lần.
Bên cạnh đó rất cần các chuyên gia hỗ trợ để có thể tìm ra các lợi thế khác, ví dụ trà hoa vàng ở Ba Chẽ - Quảng Ninh có hàm lượng hoạt chất cao hơn nơi khác không, hay mật ong bạc hà ở Mèo Vạc - Hà Giang thơm ngon hơn những nơi khác vì thổ nhưỡng, khí hậu vùng núi tai mèo ấy khác biệt và tinh khiết thế nào so với những nơi khác…
Điều quan trọng nhất, đó phải là câu chuyện có thật. Nhiều sản phẩm OCOP hiện nay mắc lỗi ở thông tin in trên bao bì chưa đúng sự thật hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. Nhiều sản phẩm quảng bá chữa được cao huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo… nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc truyền tụng dân gian mà chưa có bằng chứng khoa học và chưa được cấp có thẩm quyền nào xác nhận.
Thời gian tới, “Câu chuyện sản phẩm” vẫn giữ số điểm cao trong thang điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Để có thể xây dựng những “câu chuyện sản phẩm” có ý nghĩa thực tế hơn, hiệu quả hơn, trước tiên, công tác truyền thông cần đi trước một bước để khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, của cộng đồng địa phương nhằm bảo tồn, phát triển sản phẩm và thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước thấy trách nhiệm của mình trong việc triển khai OCOP. Phát triển OCOP không phải việc của riêng ngành nông nghiệp mà là vấn đề của văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại, là việc tạo dựng sức mạnh mềm của địa phương, của quốc gia. Chỉ cần 1 bộ phim Squid Game mà cả thế giới đang “phát cuồng” với việc làm bánh dân gian và chơi trò chơi dân gian của Hàn Quốc là một ví dụ.
Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho từng nhóm đối tượng, từng nhóm sản phẩm, từng khâu trong chuỗi giá trị OCOP cũng cần được mở rộng thông qua việc xây dựng nhiều bộ bài giảng phù hợp. Để thích ứng với tình hình mới, cần phát triển việc đào tạo từ xa và tập huấn trực tuyến, sớm hình thành và phát triển các trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo ở cấp vùng, cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu rất lớn và đa dạng của chủ thể OCOP. Câu chuyện sản phẩm của OCOP cần rất nhiều tư vấn, chuyên gia, nhất là chuyên gia về văn hóa, mỹ thuật công nghiệp, công nghệ chế biến để hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng câu chuyện sản phẩm hiệu quả, song song đó là việc thể chế hóa cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, hỗ trợ chủ thể tài liệu hóa câu chuyện sản phẩm.
Cuối cùng, tăng cường mạnh mẽ hoạt động xúc tiến thương mại - giải pháp đặc biệt quan trọng giúp sản phẩm OCOP tồn tại, phát triển. Xúc tiến thương mại cần có điểm ưu tiên, tôn vinh cho các sản phẩm có câu chuyện hay, độc đáo, thể hiện đặc sắc bản địa.
Sản phẩm OCOP có bán được nhiều thì người dân mới tiếp tục tham gia tích cực và tái đầu tư phát triển sản phẩm mới. Có vậy, giá trị OCOP, giá trị của văn hóa bản địa mới được bảo tồn một cách hiệu quả.
Tạo sự khác biệt
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, câu chuyện tri thức hóa nông dân, chuyên nghiệp hóa nông nghiệp có nhiều hướng đi từ trên xuống, từ dưới lên, từ những câu chuyện các bạn trẻ lội ngược dòng về nông nghiệp.
Tôi mới lên vùng trồng chè Suối Giàng của Yên Bái, tại đây có những bạn trẻ người Hà Nội nhưng bỏ phố lên rừng làm trà với người dân, tạo thành một không gian văn hóa trà độc đáo, vừa giữ được bản sắc văn hóa, thu hút khách du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân.
Giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của xã Tân Nam (Quang Bình) với du khách.
Hay ở Đồng Tháp cũng đang có nhiều bạn trẻ tìm về xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn, thuận thiên rồi một chàng trai từ Sài Gòn lên Tuyên Quang trồng cây dược liệu, không chỉ được trải nghiệm, làm giàu, chính những người trẻ còn dẫn dụ đồng bào mình cùng làm, cùng hưởng.
Nói cách khác, họ là những người mang tri thức về làng, mang sự năng động của đô thị về làng và mang cả thị trường về làng nữa.
Như sản phẩm trà Suối Giàng, trước bà con hái sao theo kinh nghiệm, bây giờ họ làm ra những chiếc hộp trà đẹp, sang trọng như chứa đựng cả đất trời của vùng trà. Kèm theo đó, họ còn có cuốn sách giới thiệu về từng loại trà: "Chót vót trên cao đỉnh Suối Giàng/Một vùng rộng lớn giống chè Shan/Cây to tán rộng vươn trong gió/Cành lớn búp non nổi tiếng vang". Đó chính là tri thức, đó chính là biểu hiện sinh động của quan điểm chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông nghiệp đều nằm ở đây. Và, chủ thể của sản phẩm này không chỉ bán hàng (là những búp chè khô) mà bán cả một câu chuyện. Tư duy kinh tế chính là bán sự khác biệt.
Do vậy, điều quan trọng là phải có cơ chế, chính sách khuyến khích những mô hình như vậy, nghĩa là chúng ta đừng quên đi đàn chim sẻ đang ngày đêm lan tỏa những xu hướng mới trong sản xuất, đã đến lúc người nông dân phải thay đổi tư duy sản xuất, làm ra những sản phẩm an toàn, trách nhiệm và khi nhắc đến cảm thấy tự hào.
Tại sao không nghĩ đến "nông sản hạnh phúc" khi được vận chuyển qua "cung đường hạnh phúc"đi qua Hà Giang, nơi sỏi đá cũng nở hoa, gắn liền với câu chuyện tự hào, xúc động về huyền thoại thanh niên xung phong mở đường, lưu mãi tuổi xuân? Tại sao không nghĩ đến "nông sản hạnh phúc", những "ruộng bậc thang hạnh phúc" khắp miền Tây Bắc, được vun trồng, chăm sóc từ chính đôi tay, bằng cả tấm lòng và trái tim của "những người dân hài lòng và hạnh phúc"?
Nhiều năm liền, cứ nói đến nông nghiệp là nói đến sự vất vả, gian truân, hệ lụy là hiện nay có xu thế con em nông dân rời xa nông nghiệp. Nếu không trân quý nông dân, coi trọng sản xuất nông nghiệp thì trong tương lai sẽ có vấn đề xã hội, tạo sự đứt gãy của dòng chảy xã hội.
Do vậy, nhiệm vụ của ngành chức năng, các hội đoàn thể là phải kiên trì cùng người nông dân định hình lại nền nông nghiệp.
“Hiện, Bộ NNPTNT đang có ý tưởng thành lập nhóm nông dân chuyên nghiệp, hợp tác cùng nhau chia sẻ, cấu kết cộng đồng. Như một trận bóng, 11 cầu thủ trên sân nếu hòa hợp sẽ mạnh hơn đội bóng có 1 - 2 ngôi sao mà rời rạc. Do vậy, sau Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VII, mong Bộ NNPTNT và Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tôn vinh những nông dân chuyên nghiệp", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…