Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 9 năm 2023 | 10:26

Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Sáng nay (28/9), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

Hội thảo này là phiên hoạt động khởi đầu trong khuôn khổ của Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Thanh Trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Năm 2023, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số xác định là Năm dữ liệu số, với thông điệp, chủ đề xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới", theo phương châm "Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển". 

Ông Trần Thanh Trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ông Trần Thanh Trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi phát biểu khai mạc Hội thảo.

Trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023, Hội Thảo chuyên đề về Chuyển đổi số ngành nông nghiệp hôm nay, với mục đích thiết lập không gian để công chức, viên chức, các tổ chức kinh tế và người lao động liên quan đến sản phẩm của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi được tiếp cận các mô hình, giải pháp và kinh nghiệm từ các chuyên gia, các doanh nghiệp chuyên ngành về Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp.

Mộ Đức mạnh dạn chuyển đổi số

Mộ Đức là địa phương có nhiều hoạt động về Chuyển đổi số trong nông nghiệp, là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP, có đường quốc lộ và là cửa ngõ giao thương của Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên. Ban Tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số kỳ vọng rằng Mộ Đức là một trong những điểm sáng trong tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và tăng tỷ trọng giao thương hàng hóa nông sản qua các nền tảng số, tạo tiền để thúc đẩy phát triển xã hội số tại địa phương.

Ông Ngô Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức chia sẻ về chuyển đổi số trong nông nghiệp của địa phương.

Ông Ngô Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức chia sẻ về chuyển đổi số trong nông nghiệp của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức Ngô Văn Thanh chia sẻ: Trong lĩnh vực nông nghiệp, địa phương đã ứng dụng nền tảng số trong sản xuất, như: Tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động trên 50 ha tại các xã Đức Minh, Đức Phong, Đức Thạnh,… ứng dụng hệ thống tưới tự động 02 ha rau thủy canh tại Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ sản xuất huyện; trồng hoa ứng dụng công nghệ cao ở xã Đức Thạnh, Đức Phong. Chi cục Trồng trọt cấp 02 mã số vùng trồng: Vùng trồng rau An Mô, xã Đức Lợi và vùng trồng lúa ở thôn 3, xã Đức Tân. Áp dụng thiết bị bay không người lái DRONE bón phân, phun thuốc trên 100 ha lúa tại Đức Hoà, Đức Thắng. Ngoài ra, đang triển khai, cập nhập số liệu tình hình sản xuất trồng trọt của huyện trên hệ thống cơ sở dữ liệu tỉnh Quảng Ngãi.

Các lĩnh vực lâm, ngư, thủy sản đã sử dụng ảnh vệ tinh, phần mềm FRMS, QGIS để theo dõi diễn biến rừng, phát hiện sớm cháy rừng; đã lắp đặt thiết bị đo mưa tự động tại hồ ông Tới, xã Đức Lân; hệ thống bản đồ đo mưa huyện Mộ Đức tại xã Đức Thắng. Trong nuôi trồng thủy sản, đã ứng dụng máy cho tôm ăn tự động, thiết bị đo môi trường nước trong ao, hồ nuôi. Đặc biệt, Trang trại Bò sữa Vinamlik là điển hình thực hiện ứng dụng IoT vào giám sát chăn nuôi như mọi khâu trong quá trình chăn nuôi từ chế độ ăn tới chăm sóc, nhân lai tạo giống, vệ sinh đều được theo tiêu chuẩn nông nghiệp thông minh.

Chuyển đổi số trong Chương trình OCOP: Xây dựng mô hình số hóa hồ sơ sản phẩm OCOP, cơ sở dữ liệu, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các chủ thể chủ động quảng bá giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng trên Website, mạng xã hội.

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Ông Lâm Quang Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số doanh nghiệp VINASA chia sẻ Chuyên đề về “Khung chuyển đổi số doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp”. Theo đó, ông Nam đã chia sẽ thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam; công nghệ cho chuyển đổi nông nghiệp; nguồn lực cho chuyển đổi số; thách thức và cơ hội… Cần liên kết dọc và ngang, “dựa vào nhau mà sống”; cần tạo dựng hình mẫu và giải pháp phù hợp điều kiện đặc thù…

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…

Ông Nguyễn Đức Hiệp, Quản lý Kinh doanh Công ty TNHH Công Nghệ và Dịch vụ D-track chia sẻ về chủ đề “Phát huy thế mạnh địa phương trong việc xây dựng thương hiệu nông sản Quảng Ngãi chuyên nghiệp và phát triển bền vững”. Theo ông Hiệp, Quảng Ngãi có nhiều sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu để gia tăng giá trị và phát triển bền vững, phù hợp xu thế cạnh tranh hiện nay của thị trường.

Theo bà Đặng Thị Bảo Uyên, Trưởng Dự án giải Pháp Nông nghiệp Mobifone Khu vực 3, một trong những nền tảng, ứng dụng không thể không kể đến đó là Nền tảng Nông nghiệp thông minh Mobi Agri. Đây là một trong những nền tảng số hóa nông nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng. 

Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu; đa số lao động vùng nông thôn là lao động phổ thông. Mối quan hệ giữa lao động nông thôn với các doanh nghiệp cũng chưa được gắn bó, ổn định. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực mới có điều kiện ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khó tiếp cận trong quá trình chuyển đổi số.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top