Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2022 | 14:58

Quảng Ngãi xây dựng 105 cánh đồng mẫu lớn

Năm 2022, Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng được 105 cánh đồng mẫu trong sản xuất lúa, lạc và dưa hấu, với tổng diện tích 1.871,9ha, tăng 43 cánh đồng với diện tích 973,9ha so với kế hoạch đề ra. Tuy ảnh hưởng nặng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng năng suất, sản lượng các cây trồng và vật nuôi vẫn đạt.

Ngày 17/11, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi tổ chức hội nghị Sơ kết sản xuất (SX) nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản năm 2022, định hướng kế hoạch năm 2023, triển khai kế hoạch SX vụ Đông Xuân 2022-2023.

Hội nghị sơ kết SX NN và nuôi trồng thủy sản năm 2022, định hướng kế hoạch năm 2023

Hội nghị sơ kết SX NN và nuôi trồng thủy sản năm 2022, định hướng kế hoạch năm 2023

Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi đạt kế hoạch

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2022, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ước đạt 84.894ha, tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 494.095 tấn, giảm 1,29% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100,62% kế hoạch.

Về cây lúa, diện tích gieo sạ ước đạt 74.870ha, năng suất (NS) đạt 58,4 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 436.887 tấn. So với cùng kỳ năm 2021, diện tích gieo sạ tăng 3,17%, NS giảm 2,6 tạ/ha, sản lượng giảm 1,08%.

Nguyên nhân diện tích SX lúa năm 2022 tăng là do một số diện tích lúa bị sa bồi thủy phá đã được cải tạo, một số cánh đồng đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa nên nông dân đã gieo sạ trở lại, một số công trình thuỷ lợi đã được sửa chữa xong nên tích trữ đủ nước tưới, trong vụ Hè Thu lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm nên một số diện tích ruộng chân cao đã được nông dân thực hiện gieo sạ.

Năng suất, sản lượng giảm so với cùng kỳ là do ảnh hưởng của mưa lớn ở cuối vụ Đông Xuân 2021-2022, gây ngập úng và đổ ngã nhiều trà lúa đang giai đoạn trỗ đến chín, gây thiệt hại lớn đến NS và sản lượng; vụ Hè Thu 2022, khi lúa đang giai đoạn trỗ bông thường xuyên có mưa giông làm ảnh hưởng đến NS khi thu hoạch.

Năng suất lúa bình quân toàn tỉnh ước đạt 58,4 tạ/ha

Năng suất lúa bình quân toàn tỉnh ước đạt 58,4 tạ/ha

Về cây ngô, diện tích gieo trồng ước đạt 10.024ha, năng suất ước đạt 57,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 57.207 tấn. So với cùng kỳ năm 2021, diện tích gieo trồng giảm 1,93%, năng suất giảm 0,5 tạ/ha, sản lượng giảm 2,89%. Riêng cây ngô sinh khối, diện tích ước đạt 863,1ha, năng suất bình quân ước đạt 370,8 tạ/ha, sản lượng ước đạt 32.001,1 tấn (Trong đó trồng nhiều nhất ở 02 huyện Nghĩa Hành 487,3ha, Mộ Đức 205,3ha).

Nguyên nhân diện tích ngô năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước là do một số diện tích nông dân thực hiện chuyển đổi sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt một số vùng trồng ngô ở Nghĩa Hành, Mộ Đức đã chuyển sang trồng ngô sinh khối.

Đối với rau các loại, diện tích gieo trồng ước đạt 13.913ha, năng suất ước đạt 166,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 231.060 tấn. So với cùng kỳ năm 2021, diện tích tăng 0,25%, năng suất giảm 3,5 tạ/ha, sản lượng giảm 1,8%.

Đậu các loại, diện tích đậu ước đạt 2.840ha, năng suất ước đạt 20 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5.684,6 tấn. So với cùng kỳ năm 2021, diện tích giảm 7,7%, năng suất tăng 0,3 ta/ha, sản lượng giảm 6,1%.

Cây lạc, diện tích ước đạt 6.151ha, năng suất bình quân ước đạt 24 tạ/ha, sản lượng ước đạt 14.504 tấn. So cùng kỳ năm trước, diện tích tăng 0,51% và sản lượng giảm 1,75%. So kế hoạch năm, diện tích tương đương và sản lượng đạt 97,34%.

Cây mì, diện tích ước đạt 14.268ha, năng suất bình quân ước đạt 176 tạ/ha, sản lượng ước 251.550 tấn.

Trong năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh đã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác với diện tích là 672,6ha (chuyển sang ngô: 182,3ha; lạc: 117ha; rau các loại: 100,5ha; đậu các loại: 28,3ha; cỏ chăn nuôi: 96,8ha; cây khác: 147,7ha).

Chuyển đổi từ đất trồng sắn sang trồng khác là 583.2ha (chuyển sang cây ngô: 167,2ha, cây lạc: 125,4ha, cây rau các loại: 59,0ha, cây đậu các loại: 14ha, cây cỏ chăn nuôi: 136,5ha, cây khác: 81,1ha). Công tác chuyển đổi từ đất trồng lúa còn thiếu liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chưa đảm bảo khâu tiêu thụ mang tính bền vững.

Xây dựng 105 cánh đồng lớn

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng được 105 cánh đồng mẫu trong SX lúa, lạc và dưa hấu, với tổng diện tích là  1.871,9ha, tăng 43 cánh đồng với diện tích 973,9ha so với kế hoạch đề ra. Trong đó, cây lúa 93 cánh đồng với tổng diện tích 1.635,9ha, NS bình quân đạt 72,24 tạ/ha, tăng 6,98 tạ/ha so với NS bình quân đại trà (65,26 tạ/ha); cây lạc 06 cánh đồng với tổng diện tích 131ha, NS bình quân đạt 28 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha so với NS bình quân đại trà (22,8 tạ/ha); cây dưa hấu 06 cánh đồng với tổng diện tích 105ha, NS bình quân đạt 373,3 tạ/ha, tăng 119,2 tạ/ha so với NS bình quân đại trà (254,1 tạ/ha). Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các mô hình luân canh, xen canh được triển khai có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa.

Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có có 80,0ha  lúa, 22,15ha  rau các  loại và 86,05ha   cây ăn quả được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra còn có các cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau, củ quả (sản xuất rau thủy canh) với tổng diện tích 1.800m2, sản lượng 44 tấn/năm do HTX rau sạch Mầm Việt sản xuất.

Về công tác quản lý mã số vùng trồng, trong năm 2022 ngành NN&PTNT Quảng Ngãi đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương rà soát toàn bộ 41 mã số vùng trồng chuối và dưa hấu đã được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và tham mưu trình UBND tỉnh triển khai cấp mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ trong nước.

Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, việc tái đàn heo sau dịch tả lợn châu Phi đang tiến triển rất tốt, đặc biệt là tái đàn về heo nái sinh sản. Ngành xác định sản phẩm chăn nuôi hàng hóa chủ lực của địa phương là bò thịt và trâu thịt; thực hiện tăng đàn theo kế hoạch, định hướng phát triển chăn nuôi theo vùng đạt kết quả khả quan, việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại đang tiến triển tích cực, sản lượng thịt  hơi ngày càng tăng.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá: Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều yếu tố thiếu bền vững, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Việc đầu tư phát triển chăn nuôi vẫn còn thiếu đồng bộ. Phần lớn các doanh nghiệp và người chăn nuôi chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn để dễ thu lời trong khi con giống, giết mổ, chế biến còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp, thu nhập của người chăn nuôi chưa cao, thiếu ổn định; do chất lượng giống chăn nuôi chưa tốt, thiếu đầu tư thâm canh, rủi ro do dịch bệnh, biến động thất thường của thị trường.

Giá trị sản xuất toàn ngành Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi năm 2022 (giá so sánh 2010) ước đạt 18.265 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp 9.124,1 tỷ đồng, lâm nghiệp 2.199,8 tỷ đồng, thủy sản 6.941,1 tỷ đồng. So với kế hoạch cả năm, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 100,24%; so với cùng kỳ năm 2021, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,6%, trong đó nông nghiệp tăng 2,16%, lâm nghiệp tăng 4,5%, thủy sản tăng 2,5%.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top