Tỉnh Quảng Trị đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho việc mở rộng diện tích cây dược liệu, gắn với chế biến để tăng giá trị và phục vụ xuất khẩu.
Giai đoạn từ năm 2022-2026, tỉnh Quảng Trị đầu tư hơn 52 tỷ đồng để thực hiện Đề án “Khuyến khích phát triển dược liệu gắn với Chương trình OCOP”; qua đó nâng diện tích cây dược liệu lên 4.500ha vào năm 2026.
Quảng Trị đầu tư hơn 52 tỷ đồng để thực hiện Đề án “Khuyến khích phát triển dược liệu gắn với Chương trình OCOP”.
Huyện Cam Lộ có thế mạnh về trồng, chế biến cây dược liệu. Đến tháng 4/2023, địa phương này đã trồng được gần 280ha cây dược liệu các loại có giá trị kinh tế cao. Trong đó, có gần 17ha cây an xoa, năng suất bình quân đạt từ 15-17 tấn/ha/năm, doanh thu đạt từ 180-200 triệu đồng/năm. Đặc biệt, người dân ở huyện Cam Lộ đã liên kết với doanh nghiệp để trồng, tiêu thụ, chế biến sản phẩm từ cây an xoa; trong đó có sản phẩm cao an xoa. Từ năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp ở Cam Lộ đã xuất khẩu 3 lô sản phẩm cao dược liệu an xoa sang thị trường Hoa Kỳ và Canada với tổng giá trị hơn 4,5 tỷ đồng.
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lộ - Phạm Viết Thanh, địa phương phấn đấu đến năm 2025 trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị với quy mô 500ha, trong đó tập trung phát triển một số cây dược liệu cho giá trị kinh tế cao như: Chè vằng 100ha, an xoa 200ha, cà gai leo 50ha, tràm năm gần 100ha và một số cây khác.
Huyện Cam Lộ đang thực hiện Dự án “Phát triển mở rộng các loại cây dược liệu có hiệu quả phục vụ chế biến xuất khẩu năm 2023” với kinh phí hơn 27,5 tỷ đồng; đồng thời thực hiện tốt liên kết phát triển dược liệu gồm: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị, giai đoạn từ năm 2022-2026, tỉnh Quảng Trị sẽ đầu tư hơn 52 tỷ đồng để thực hiện Đề án khuyến khích phát triển dược liệu gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); qua đó nâng diện tích cây dược liệu từ khoảng 1.500ha hiện nay lên 4.500ha vào năm 2026; tập trung ở 5 huyện gồm: Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.
Trong số đó, 14 loài dược liệu có tiềm năng phát triển gồm: tràm các loại, nghệ, chè vằng, an xoa, thất diệp nhất chi hoa, giảo cổ lam, sâm cau, sả, dây thìa canh, sâm bố chính, cà gai leo, khôi tía, đảng sâm, quế. Đồng thời, để nâng cao giá trị cho cây dược liệu, Quảng Trị vừa đầu tư nghiên cứu chế biến sâu vừa gắn kết chặt chẽ với Chương trình OCOP.
Theo thống kê, trong tổng số trên 110 sản phẩm OCOP ở Quảng Trị giai đoạn từ năm 2019-2022, có gần một nửa sản phẩm là từ cây dược liệu hoặc có nguồn gốc nguyên liệu từ cây dược. Những sản phẩm OCOP và chế biến sâu từ cây dược liệu ở Quảng Trị, không chỉ có thị trường tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong nước mà còn xuất sang nhiều nước khác.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.