Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 10 năm 2022 | 9:36

Sản lượng đánh bắt thủy sản trong tháng 10 ở Nghệ An đạt gần 18.600 tấn

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết và giá nhiên liệu tăng, nhưng sản lượng thủy sản đánh bắt trong tháng 10 của ngư dân Nghệ An đạt gần 18.600 tấn, giá trị ước đạt hơn 436 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, do tác động của tăng giá nhiên liệu gây khó khăn cho hoạt động khai thác hải sản trên biển. Tuy nhiên, trong tháng 10, số lượng tàu đi biển khai thác hải sản đạt khoảng 80% với thời gian trong vòng 18 – 22 ngày. Ngư trường khai thác chủ yếu tập trung tại vùng biển Nghệ An với nghề câu, rê, lưới kéo, chụp mực... Do vậy, sản lượng đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn đạt cao.

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản cho biết, sản lượng thủy sản đánh bắt trong tháng 10 đạt gần 18.600 tấn, giá trị ước đạt hơn 436 tỷ đồng. Trong đó, khai thác biển đạt hơn 18 nghìn tấn, bằng 9,41% so với kế hoạch năm, bằng 102,74% so với cùng kỳ năm trước; khai thác nội đồng đạt 658 tấn, bằng 13,16% so với kế hoạch năm, bằng 103,62% so với cùng kỳ năm trước.

Ngư dân Hoàng Mai vận chuyển cá đốm trên tàu xuống bến tiêu thụ. 

Tính tổng 10 tháng đầu năm khai thác thủy sản đạt trên 173 nghìn tấn, giá trị ước đạt hơn 4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, khai thác biển đạt hơn 167 nghìn tấn, bằng 91,98% kế hoạch năm, bằng 102,68% so với cùng kỳ năm trước, khai thác nội đồng xấp xỉ 6 nghìn tấn, bằng 119,6% so với kế hoạch năm, bằng 104,23% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện tại, toàn tỉnh có hơn 3.400 tàu cá, trong đó số tàu cá hoạt động vùng khơi là 1.221 tàu, chiếm tỷ lệ 0,352%. Ngư dân Nghệ An khai thác hải sản chủ yếu các nghề: lưới rê, lưới chụp, lưới vây, lưới kéo và nghề câu. Trong các nghề này thì nghề lưới chụp cho sản lượng cao nhất, sản phẩm chủ yếu là cá nổi (cá cơm, cá nục, cá bạc má, cá trích...), tiếp đến là lưới vây, lưới kéo, lưới rê và nghề câu.

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top