Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 4 năm 2023 | 21:6

Sắp diễn ra Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, Hội nghị toàn cầu lần thứ tư Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững sẽ diễn ra tại Hà Nội dự kiến từ ngày 24 - 28/4.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, bên cạnh lãnh đạo Bộ NN-PTNT của nước chủ nhà Việt Nam, 9 Bộ trưởng, Thứ trưởng, trưởng ngành của các quốc gia như Thụy Sĩ, Cuba, Campuchia... đã đăng ký dự trực tiếp Hội nghị toàn cầu lần thứ tư Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững. 

 Ảnh minh họa

Cho đến nay, 3 hội nghị toàn cầu đã được tổ chức. Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững được tổ chức vào tháng 6/2017 tại Nam Phi. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức vào tháng 2/2019 tại Costa Rica. Hội nghị lần thứ ba được tổ chức trực tuyến vào tháng 11 - 12/2020.

Hội nghị lần thứ tư sẽ xem xét các rào cản, các khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời thảo luận các giải pháp và đưa ra một loạt khuyến nghị có thể hành động, tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Một là, mô hình, kiến trúc toàn cầu về hệ thống lương thực thực phẩm. Hai là, các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương. Ba là, các mô hình tiêu thụ và sản xuất. Bốn là, các phương thức thực hiện.

Tại hội nghị UNFSS tháng 9/2021, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, lãnh đạo các quốc gia cần chuyển đổi nông nghiệp và Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững nhằm giải quyết hài hoà các thách thức đối với an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. 

Ngày càng có nhiều quan điểm đồng thuận rằng việc chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm phải đóng vai trò trọng tâm trong nỗ lực nhằm đạt được tất cả 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Đảm bảo tiếp cận được lương thực, thực phẩm an toàn và đảm bảo dinh dưỡng là vấn đề quan trọng trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là đối với người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương.

Hiện nay, chủ đề về an ninh lương thực đang rất được quan tâm và thảo luận tại các diễn đàn song phương, đa phương do bối cảnh bất ổn chính trị, khủng khoảng an ninh lương thực, đứt gẫy chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraina và tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh…

Nhiều chuyên gia nhận định, đây là thời điểm thuận lợi để Việt Nam phát huy thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy hải sản trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đồng thời góp phần quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh lương thực và dinh dưỡng, nông nghiệp xanh, phát thải thấp gắn với phát triển bền vững.

Việt Nam dần trở thành thành viên tích cực, đóng góp hiệu quả vào an ninh lương thực, thực phẩm khu vực và thế giới thông qua việc huy động sự tham gia của tất cả tác tác nhân, dựa trên cách tiếp cận toàn cầu, cũng như sự ủng hộ và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Là nước đăng cai tổ chức hội nghị lần thứ tư, Việt Nam sẽ có cơ hội chia sẻ với các quốc gia, các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế về những nỗ lực, kết quả và quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam.

Hội nghị được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào quá trình tiếp theo của Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực, thực phẩm của Liên hợp quốc, với việc rà soát, đánh giá lần đầu tiên được thực hiện vào quý III/2023.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top