Nhiều vườn trồng sầu riêng ở Tiền Giang đang thu hoạch cho năng suất, giá bán cao, người dân lãi lớn; người trồng hoa ở TP. Sa Đéc (Đồng Tháp), huyện Chợ Lách (Bến Tre), đang tất bật chăm sóc để phục vụ thị trường Tết là tin nông nghiệp nổi bật tại ĐBSCL.
Trúng mùa, trúng giá người trồng sầu riêng lãi to
Hiện nay, tại các vườn trồng sầu riêng ở Tiền Giang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu chăm sóc, xử lý cho cây ra trái sớm nên đã bắt đầu cho thu hoạch. Vụ sầu riêng sớm này, năng suất đạt từ 15-20 tấn/ha; đặc biệt đầu ra rất thuận lợi, bán giá cao.
Thương lái đến tận vườn để thu mua trái sầu riêng với giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg (tùy loại và chất lượng trái), tăng hơn tháng trước khoảng 10.000 đồng/kg. Từ đầu năm tới nay, mặc dù chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật tăng 1,5 lần so với năm ngoái nhưng sau một vụ thu hoạch, người trồng cây sầu riêng vẫn có lãi trên 300 triệu đồng/ha.
Vụ sầu riêng sớm ở tỉnh Tiền Giang trúng mùa, trúng giá. Thương lái đến tận vườn thu mua trái sầu riêng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (Ảnh: TTXVN).
Ông Nguyễn Văn Sáu tại xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy cho biết, gia đình vừa thu hoạch, bán gần 1 tấn quả với giá 70.000 đồng/kg, thu 70 triệu đồng. Sầu riêng đang có giá cao nhưng lượng cung trong dân rất ít, bởi thời điểm này đa phần các vườn sầu riêng chưa tới vụ thu hoạch. Thông thường, sầu riêng Tiền Giang thu hoạch chính vụ vào tháng cuối năm đến sau Tết Nguyên đán.
Bà Nguyễn Thị Cam, chủ 1 ha vườn sầu riêng vừa thu hoạch phấn khởi cho biết, đợt này, tôi trúng một vườn bán được mười mấy tấn, bán giá 67.000 đồng/kg; còn người ta bây giờ bán đến hơn 70.000 đồng/kg. Gia đình tôi làm hàng công nhà không có thuê mướn nên không đạt trái lắm. Những người làm đạt, một ha mà trúng là trái nhiều lắm, gần 20 tấn/ha. Xử lý thì chủ yếu bón phân, xịt thuốc, mình xem đọt cây mà bón phân, đậy gốc cũng phải giữ nước cho cây.
Tiền Giang là địa phương có diện tích cây sầu riêng nhiều nhất vùng ĐBSCL, tỉnh xây dựng được vùng chuyên canh sầu riêng có tổng diện tích trên 17.000 ha, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, thị xã Cai Lậy…,với năng suất bình quân đạt từ 20 - 23 tấn/ha và sản lượng lên đến trên 300.000 tấn quả. Hiện, sầu riêng Tiền Giang chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; trong đó, có khoảng 100 ha sầu riêng đã được cấp mã số vùng trồng.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang, sầu riêng tăng giá mạnh do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh tác động từ quy luật cung - cầu thị trường, việc xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc được khai thông cũng chính là một yếu tố quan trọng. Mặt khác, việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là cơ hội để người dân nâng cao giá trị sản xuất sầu riêng, nâng chất lượng sản phẩm; chú trọng áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật thâm canh, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Ông Huỳnh Bửu Lộc, Giám đốc Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (tại huyện Cai Lậy) nhận định, với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid - 19, sự giao thương thuận lợi cũng như trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và các thị trường khác, trong tương lai, giá sầu riêng nhiều khả năng sẽ giữ ở mức cao như hiện nay. Từ đó, người dân hưởng lợi và vùng chuyên canh phát triển mạnh mang lại giá trị cao cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn.
Để phát huy lợi thế cây sầu riêng đặc sản gắn kết sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu, giúp vùng chuyên canh phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang đang hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn chỉnh những thủ tục cần thiết để được cấp mã số vùng trồng và mã số đóng gói cho trái sầu riêng đặc sản.
Cùng với đó, tập trung tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác cho người dân theo hướng an toàn, bảo vệ sức khỏe và môi trường, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác liên kết chuỗi giá trị cũng như đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc và các thị trường tiềm năng khác.
Làng hoa Sa Đéc tập trung sản xuất vụ hoa Tết
Người trồng hoa kiểng ở TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) đang tất bật chăm sóc vụ hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023. Dự định trồng hơn 12.000 giỏ hoa, ông Lê Hữu Nghĩa, ở ngụ ấp Đông Khánh, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc cho biết, để chuẩn bị vụ hoa Tết, gia đình đã đúc chậu, ủ đất từ trước. Đến nay, đã xuống giống hoàn tất cúc đồng tiền, hiện đang tiếp tục xuống giống cúc Pico, hoa chuông... Gia đình tập trung chăm sóc từng giai đoạn sinh trưởng của cây để đảm bảo đạt chất lượng và nở hoa đúng dịp Tết. Nhằm giới thiệu, quảng bá hoa, kiểng, tôi cũng chủ động tìm hiểu, ứng dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook....
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa (đứng giữa) trong chuyến thăm và làm việc với Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp.
Còn ông Trần Thanh Toản ngụ khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc cho biết, khoảng cuối tháng 8 dương lịch, nông dân trồng hoa chuẩn bị làm đất, giống để gieo trồng vụ hoa cung ứng Tết. Hiện tại, thời tiết khá thuận lợi cho việc sản xuất hoa, kiểng. Cùng với đó, để thích ứng với những trận mưa và giúp hoa nở đúng dịp Tết, tôi luôn chủ động việc tháo nước trong vườn để tránh ngập úng. Với việc giá nguyên liệu đầu vào tăng, tôi đã chủ động kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm nâng cao sức đề kháng cho cây trồng và giảm chi phí sản xuất.
Theo ông Đặng Thanh Hải, Phó Giám đốc Hợp tác xã hoa, kiểng Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, hiện tại, 100% thành viên của HTX đã xuống giống hoa, kiểng chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên đán 2023 với các chủng loại như: hồng, cúc đồng tiền, cúc Tiger, cúc Đài Loan... Thời gian qua, Ban Giám đốc hợp tác xã thường xuyên tổ chức họp để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hoa, kiểng giúp các thành viên có nhiều kiến thức hơn trong chăm sóc hoa vụ Tết.
Nhằm đảm bảo cung ứng các giống hoa cho nông dân, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị hơn 600.000 cây, tập trung 4 loại cây chủ lực gồm: hoa chuông (5 màu, dạng hoa kép), cây đồng tiền (7 màu cơ bản), cây cúc (10 giống), cây dạ yến thảo (7 giống). Đến nay, Trung tâm đã cung ứng các giống hoa cúc đồng tiền, lan ý mỹ, cúc mini, dạ yến thảo, hoa chuông cho nông dân. Dự kiến đến tháng 11 sẽ hoàn tất việc cung ứng hoa Tết cho nông dân.
Cùng với đó, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cũng nhân giống thành công 20 chủng loại gồm: cúc, hoa chuông, dạ yến thảo, đồng tiền (cao và mini), nhân hoa, cúc họa mi, lan dendro, lan ngọc điểm gieo hạt, thạch thảo, lan ý, sống đời kép, vạn lộc, hoa hồng, dứa, cẩm chướng, phát tài, lưỡi hổ; ngãi đen, dâu tây, chuối già Nam Mỹ...
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, năm nay, nguyên liệu đầu vào tăng cao như: phân rơm, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc... ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của ngành hàng hoa kiểng vụ Tết Nguyên đán 2023. Do vậy, ngành chuyên môn đang vận động, khuyến cáo nông dân chuyển sang sử dụng phân hữu cơ, sử dụng phương pháp 4 đúng, hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất hoa kiểng.
Người dân Chợ Lách chăm sóc hoa phục vụ Tết
Huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) được xem “thủ phủ hoa kiểng” tại miền Tây, nơi đây, cung cấp các loại hoa kiểng cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,… Thời điểm này, người trồng hoa tại các xã Vĩnh Thành, Long Thới, Đông Thới đang tất bật chăm sóc cây, chuẩn bị phục vụ thị trường Tết 2023.
Ông Nguyễn Văn Thảo, ở xã Đông Thới cho biết, gia đình chuyên trồng cúc mâm xôi, cát tường để phục vụ thị trường Tết hằng năm. Dù triều cường dâng cao trong những ngày qua, nhưng do hệ thống đê bao đảm bảo an toàn nên hầu như bà con trồng hoa kiểng trong vùng không bị ảnh hưởng.
Nông dân nơi thủ phủ hoa kiểng miền Tây đang chăm sóc cúc mâm xôi chuẩn bị phục vụ thị trường Tết (Ảnh: nguoiduatin).
Thời điểm này anh Trần Duy Khoa (ngụ xã Long Thới, huyện Chợ Lách) đang tập trung chăm sóc hơn 300 chậu cúc mâm xôi cung ứng thị trường tết. Theo anh Khoa, thời tiết năm nay được xem khá thuận lợi, hiện cây đang sinh trưởng tốt, dự báo cây ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán.
Còn ông Trần Văn Bé Sáu, ngụ xã Vĩnh Thành cho biết, gia đình có hơn 2.000 gốc mai vàng từ 1 đến 3 năm tuổi. Ngày Tết đang đến rất gần nên thời gian này gia đình tập chăm sóc cây khỏe, đồng thời tỉ mỉ tạo dáng sao cho thật bắt mắt để bán được giá cao.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Lách cho biết, hệ thống đê bao trên địa bàn đảm bảo, bà con trồng hoa kiểng an tâm sản xuất. Tuy nhiên, triều cường dâng cao trong những ngày qua gây ngập một số nơi. Do chủ động ứng phó nên đã khắc phục ngay, không ảnh hưởng nhiều đến việc trồng hoa kiểng của nông dân.
Cũng theo ông Liêm, dự báo trong năm nay mực nước sẽ cao, mưa nhiều, ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo người dân xem lại hệ thống đê bao. Chú ý, các vùng ven, người dân phải làm giàn kê cao hoa kiểng, chủ yếu là cúc mâm xôi. Khi dự báo có lốc xoáy, bà con chủ động để những chậu hoa kiểng xuống bình thường. Đặc biệt, quan tâm đến sinh trưởng của cây, chăm sóc ngừa sâu bệnh. Hiện tại, tình hình hoa kiểng phục vụ thị trường tết, cây sinh trưởng tốt.
Số hóa vùng cam sành 2.400 ha ở Tam Bình Công ty CP Đầu tư Koina Investment Group (Koina) vừa bàn giao lại bản đồ vùng nguyên liệu cam Tam Bình cho UBND huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Đây là dự án công nghệ hỗ trợ việc quản lý vùng nguyên liệu mà Koina xây dựng và triển khai theo chỉ đạo của UBND huyện Tam Bình về việc điều tra đánh giá, xây dựng vùng nguyên liệu Tam Bình. Theo đó, Koina và cán bộ chuyên trách tại huyện đã thành lập tổ công tác thực hiện hai nhiệm vụ là khảo sát vườn cam và xây dựng bản đồ cam Tam Bình và thí điểm chương trình nông dân tiên tiến. Mục tiêu của dự án là hệ thống hoá thông tin dữ liệu hình ảnh vườn cam tại Tam Bình theo chỉ dẫn địa lý và đặc hữu theo từng vùng miền; truy xuất được nguồn gốc của cam sành tại huyện Tam Bình; cung cấp dữ liệu bằng hình ảnh trực quan, dễ hiểu; tối ưu dữ liệu chuẩn bị cho công tác dự báo và phân quyền người quản lý, báo cáo và thu thập dữ liệu. Theo đó, Koina đã số hóa được gần 2.400 ha cam Tam Bình tại các xã: Loan Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ, Trường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Hòa Lộc, Hòa Hiệp, Hòa Thạnh, Hậu Lộc, Mỹ Lộc. Bàn giao cho UBND huyện Tam Bình: website thống kê, bộ công cụ phân quyền; biên bản bào giao và hướng dẫn sử dụng, quản lý hệ thống. Thông qua công cụ này UBND huyện Tam Bình có thể xem thông tin toàn bộ diện tích vùng trồng cam sành tại địa phương mình về nguồn cung, sản lượng, tuổi vườn, thời gian canh tác và thu hoạch bằng hình ảnh minh hoạ trực quan. Đặc biệt, với công cụ này, UBND huyện Tam Bình có thể cập nhật giá thu mua tại vườn theo thời gian thực. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…