Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là văn bản pháp lý cao nhất và toàn diện nhất điều chỉnh hoạt động BHTG.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai, Luật BHTG cần sớm được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình mới và sự thay đổi của hệ thống pháp luật hiện hành.
Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+
Luật BHTG ra đời năm 2012 đánh dấu một mốc quan trọng đối với hoạt động BHTG ở Việt Nam khi lần đầu tiên có một văn bản pháp lý cao nhất và toàn diện nhất điều chỉnh hoạt động BHTG.
Luật BHTG quy định chi tiết các loại tiền gửi được bảo hiểm, tiền gửi không được bảo hiểm. Luật cũng quy định rõ BHTG là bắt buộc, trừ ngân hàng chính sách, còn lại tất cả các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi của cá nhân đều phải tham gia BHTG. Quy định tại luật đã bảo đảm quyền và lợi ích cho người gửi tiền, tạo niềm tin cho người dân khi gửi tiền tại tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, luật cũng quy định tương đối đầy đủ về việc trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, thời hạn trả tiền bảo hiểm, số tiền bảo hiểm được trả bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm đều được quy định rõ ràng trong luật.
Trên cơ sở Luật BHTG cũng như các văn bản pháp lý có liên quan, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã triển khai chính sách BHTG một cách toàn diện trên các mảng nghiệp vụ. Các hoạt động như cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, giám sát, kiểm tra, thông tin tuyên truyền, tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước… được thực hiện kịp thời, sát sao, có kế hoạch và đạt được nhiều hiệu quả thực tiễn.
Nhờ có Luật BHTG, hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn, không có rủi ro lớn mang tính hệ thống, quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo. Trong khi đó, nguồn lực của tổ chức BHTG cũng đã có sự phát triển mạnh, đủ khả năng đáp ứng khi phát sinh nghĩa vụ chi trả cũng như khi thực hiện các nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước giao.
Trước xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống tài chính – ngân hàng, Luật BHTG đang được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới và sự thay đổi của hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo sự đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các định chế tài chính hoạt động hiệu quả. Cụ thể, BHTGVN đã chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung:
Lãnh đạo BHTGVN cho biết, Luật BHTG sẽ được sửa đổi trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước nhằm từng bước hướng tới chuẩn mực chung của quốc tế về BHTG. BHTGVN sẽ tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan đề xuất sửa đổi Luật BHTG theo hướng toàn diện để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền và góp phần bảo đảm hoạt động an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng quốc gia.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…