Doanh nghiệp Anh đang có xu hướng có thêm nhà cung cấp sản phẩm gỗ ngoài Trung Quốc, nên đây chính là thời điểm tốt nhất để các DN gỗ Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Thời gian qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh đã có mức tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt là khi các DN Việt Nam tận dụng được các lợi thế ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA mang lại.
Theo bà Dương Thị Minh Tuệ - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần gỗ Minh Dương, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2021 sang thị trường Anh đạt 186,18 triệu USD, tăng 7,5% so với năm 2020. Trong đó, nội thất văn phòng đạt 14,23 triệu USD, tăng 34%, nội thất phòng bếp đạt 21,23 triệu USD, tăng 10%, nội thất phòng ngủ đạt 45,56 triệu USD, tăng 2% và nội thất bằng gỗ khác đạt 108,19 triệu USD, tăng 17%.
"Thị trường Anh khá quan trọng và còn có nhiều tiềm năng lớn. Đây cũng chính là những cơ hội để DN gỗ của Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào thị trường tiềm năng này”, bà Dương Thị Minh Tuệ lưu ý.
Là DN đang kinh doanh sản phẩm gỗ tại thị trường Anh, ông Kevin Phạm - Tổng thư ký Hiệp hội DN Việt Nam tại Anh, kiêm điều hành Công ty K&P Global Ltd cho hay, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 cho Anh, sau Trung Quốc và EU, tuy nhiên tỷ trọng chỉ chưa đến 10% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh.
“Hiện, vẫn còn nhiều dư địa để các DN ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác thị trường Anh. Đáng chú ý, các công ty gỗ của Anh đang có xu hướng có thêm nhà cung cấp ngoài Trung Quốc như Việt Nam, Malaysia, Indonesia... nên đây chính là thời điểm tốt nhất để các DN gỗ Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này”, ông Kevin Phạm khuyến cáo.
Nhận định về tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Anh, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt. Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam, đạt 14,809 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Riêng sản phẩm gỗ đạt 11 tỷ USD.
Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã xuất khẩu đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 6 top thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc và Canada. Ngoài ra hiện nay, Anh là thị trường thứ 2 sau Đức về các sản phẩm chế biến từ gỗ, dự báo tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021 - 2026 là 3,2%. Đáng chú ý, đây là thị trường với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm luôn duy trì ở mức 15 tỷ Bảng Anh từ năm 2005 đến nay.
Theo các chuyên gia, để tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường Anh, các DN cần quan tâm tìm kiếm khách hàng thường xuyên, không nên phụ thuộc vào một hoặc một nhóm khách hàng bằng cách đăng ký gian hàng trên những nền tảng chuyên ngành.
Cùng với đó, các DN cần có chuyên gia am hiểu văn hóa, tập quán thị trường nước sở tại; tận dụng các kênh bán hàng của nước sở tại để được tư vấn về hình ảnh, nội dung, kiểu dáng, mẫu mã phù hợp. Ngoài việc cung cấp những mẫu mã mới phù hợp với xu hướng, DN xuất khẩu cần là nhà cung cấp đầu tiên đưa ra thị trường mẫu mới, có như vậy cơ hội thành công sẽ lớn hơn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…