Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 5 năm 2023 | 21:8

Tăng cường kết nối doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam – Trung Quốc

Chiều nay (31/5), tại Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam, ông Lưu Xảo Tuyền, Phó Giám đốc Sở NN-NT Vân Nam (Trung Quốc) khẳng định, sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đó, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn của tỉnh, ông Lưu Xảo Tuyền nói: “Trong tiết trời tươi đẹp tràn đầy sức sống này, tôi rất vui được gặp gỡ các bạn tại thành phố mùa xuân Côn Minh, hy vọng rằng hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hiểu biết, tăng cường hợp tác, chung tay bắt đầu chặng đường mới của hợp tác nông nghiệp Vân Nam - Việt Nam”.

3 đề xuất hợp tác nông nghiệp địa phương Vân Nam-Việt Nam

Vân Nam có đặc điểm địa lý, khí hậu ba chiều rõ rệt, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độ cao lớn nhất so với mặt nước biển là 6.740m, độ cao thấp nhất so với mặt nước biển là 76,4 m, được chia thành 7 vành đai khí hậu từ nam đến bắc. Từ đó mang lại cho Vân Nam những lợi thế riêng biệt để phát triển nông nghiệp hiện đại đặc trưng.

Trong những năm gần đây, tỉnh Vân Nam thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại theo tinh thần trong bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong chuyến thị sát Vân Nam. Theo đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, tiếp tục phát huy tốt nông nghiệp đặc trưng cao nguyên.

Vân Nam có diện tích và sản lượng hoa tươi cắt cành, cao su thiên nhiên, cà phê, thuốc lá sấy khô, quả óc chó, các loại hạt, thuốc bắc, chè đứng đầu toàn quốc. Về chăn nuôi, quy mô ngành chăn nuôi lợn, bò thịt đứng đầu cả nước, tương ứng là số lượng bò thịt đứng đầu cả nước.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn của tỉnh, ông Lưu Xảo Tuyền

"Vân phẩm xanh" được xuất khẩu tới hơn 150 thành phố lớn và vừa trên hơn 110 quốc gia và khu vực. Trong khi đó, "Hoa Đẩu Nam" đã trở thành cánh gió cho lĩnh vực hoa tươi cắt ở châu Á và trên thế giới, vào năm 2022, sản lượng hoa tươi ở Vân Nam đã vượt quá 17,7 tỷ cành, tương đương với số lượng hoa là hơn 2 cành cho mỗi người trên thế giới và hơn 12 cành cho mỗi người tại Trung Quốc.

Ngành y dược Trung Quốc cho rằng "Không có dược liệu Vân Nam, khó kê đơn", còn "thưởng thức trà Vân Nam, nếm trái cây Vân Nam, uống cà phê Vân Nam" đã trở thành "danh sách tiêu dùng" của thế hệ mới.

Theo ông Lưu, Việt Nam và Vân Nam địa lý vị trí kề cận, có quan hệ mật thiết, phong tục tập quán tương đồng. Hợp tác nông nghiệp giữa hai bên có lịch sử lâu đời và duy trì đà phát triển tốt, đồng thời chiếm vị trí quan trọng trong hợp tác song phương.

“Trong những năm gần đây, hợp tác nông nghiệp Vân Nam - Việt Nam về cơ bản đã hình thành một mô hình trao đổi và hợp tác nông nghiệp nhiều cấp bậc, rộng và toàn diện”, ông Lưu Xảo Tuyền khẳng định.

Vân Nam và Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản và đầu tư nông nghiệp. Theo thống kê của Hải quan Côn Minh, kim ngạch thương mại nông sản giữa hai bên đạt 6.337 tỷ NDT vào năm 2022, chiếm khoảng 15% kim ngạch thương mại nông sản của tỉnh Vân Nam.

“Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Vân Nam sẵn sàng tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam, tích cực triển khai kết quả cơ chế gặp mặt thường niên giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, phát huy vai trò cơ chế hợp tác trao đổi nông nghiệp giữa 5 tỉnh giữa Việt Nam và Vân Nam, thúc đẩy hơn nữa hợp tác nông nghiệp Vân Nam-Việt Nam”, ông Lưu Xảo Tuyền nói.

Để tiếp tục thắt chặt mối quan hệ giữa hai bên, ông Lưu đưa ra 3 đề xuất. Cụ thể, một là mở rộng hơn nữa các chuyến thăm và trao đổi lẫn nhau giữa các Sở Nông nghiệp và Nông thôn của hai bên, tổ chức hội nghị trao đổi và hợp tác nông nghiệp lần thứ hai giữa Vân Nam và 4 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, tăng cường giao lưu và kết nối chiến lược phát triển nông nghiệp, đồng thời tìm thêm nhiều điểm hợp tác cùng có lợi.

Hai là, tăng cường giao lưu, hợp tác khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý nông nghiệp, thị phạm khoa học kỹ thuật nông nghiệp, quảng bá giống cải tiến, phối hợp phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới, chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ cho nhau.

Ba là, tiếp tục mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư nông nghiệp, cùng tổ chức các cuộc họp xúc tiến đầu tư nông nghiệp, gặp gỡ kết nối doanh nghiệp nông nghiệp, quảng bá môi trường đầu tư nông nghiệp, xây dựng nền tảng đối thoại, và khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp.

Cùng hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển nông nghiệp

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chia sẻ: "Vân Nam và các tỉnh biên giới của Việt Nam có khả năng bổ trợ cho nhau, bởi có nhiều thế mạnh về cây ăn quả, cây công nghiệp như nhau, trong khi thị trường còn rất rộng mở.

Với hơn 700km biên giới, tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, tỉnh Vân Nam có nhiều lợi thế về nông nghiệp như chè, cao su, mía, cây ăn trái. Các địa phương Việt Nam tiếp giáp Vân Nam cũng có thế mạnh tương tự. Tôi hoàn toàn tin tưởng chúng ta sẽ cùng nhau phát triển trong một thị trường rộng mở, đa nhu cầu".

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, đây không phải là “thị trường đối chọi”, mà ngược lại bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Đường biên giới chung giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhu cầu, thị hiếu hai bên cũng có nhiều nét tương đồng.

 

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại diễn đàn.

Nhận định các ý kiến tại diễn đàn đều xuất phát từ nhu cầu kết nối của doanh nghiệp hai nước, Thứ trưởng Nam đề nghị hai bên tiếp tục hướng tới giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nông sản giữa doanh nghiệp của Vân Nam và Việt Nam. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phối hợp tạo điều kiện giao thương hàng hóa.

“Nhiều vấn đề còn đặt ra, chẳng hạn như gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu. Khâu trung gian cũng là vấn đề cần khắc phục. Đây là việc cần khắc phục để đảm bảo chất lượng, giá thành”.

Đề cập tới ý kiến của Hải quan Trung Quốc về chất lượng nông sản, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, ông nhất trí cao. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT chia sẻ, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm lệnh 248, 249 về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Về hạn chế, Thứ trưởng nhận định doanh nghiệp Vân Nam “có lẽ còn chút nghi ngại”, trong khi đó, hạ tầng cơ sở một số cửa khẩu của Việt Nam đang trong quá trình nâng cấp.

Với việc nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nông sản, Thứ trưởng cho biết ông sẽ tiếp tục làm việc với Hải quan Vân Nam, kêu gọi doanh nghiệp hai bên tích cực hưởng ứng.

Tìm hướng đi cho thủy hải sản Việt Nam

Tại diễn đàn, bà Mẫn Tuệ, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Phát Lợi trao đổi về vấn đề xuất khẩu thủy hải sản cả tươi và khô Việt Nam sang Vân Nam.

“Qua diễn đàn hôm nay, tôi muốn tìm hiểu thông tin về cách thức xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Vân Nam, nhu cầu của địa phương các bạn và cũng qua đây tìm hiểu, kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản tại Vân Nam”, bà Mẫn Tuệ chia sẻ.

Giải đáp vấn đề này, đại diện phía Vân Nam cho biết, đây là một tỉnh nội địa của Trung Quốc nên người dân ở đây rất yêu thích và mong muốn được tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam.

Liên quan vấn đề này, tỉnh Vân Nam cho biết họ tuân thủ mọi quy định của quốc tế về xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản và nằm trong khu vực quản lý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

“Chúng tôi mong muốn thủy hải sản Việt Nam sớm được nhập khẩu, sớm có mặt trên mâm cơm của người Vân Nam”, đại diện địa phương cho biết. Theo vị này, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản nên phía Vân Nam rất quan tâm đến các mặt hàng này.

Hiện nay, Hải quan Trung Quốc cho phép đăng ký nhập khẩu hải sản thông qua các nền tảng thông minh trên các website. Ngoài ra, Hải quan Trung Quốc cũng lấy mẫu độc lập để kiểm nghiệm, không liên quan và gây tốn chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Việc kiểm nghiệm các mặt hàng thủy hải sản cũng khác biệt so với các nông sản khác với những tỷ lệ kiểm nghiệm rất hợp lý. Cụ thể, với mặt hàng tôm hùm, Hải quan Trung Quốc đang kiểm nghiệm 8 loại bệnh và vi khuẩn ví dụ như bệnh đường ruột, đốm trắng, bệnh gan tụy….

“Nói chung, muốn đưa thủy hải sản Việt Nam vào Vân Nam, điều cần thiết là tuân thủ các quy định chung trên toàn thế giới”, vị đại diện tỉnh tóm tắt.

Bên cạnh đó, về tiêu chuẩn nhập khẩu và kiểm dịch, phía Vân Nam mong muốn các cơ quan chức năng Việt Nam đặt vấn đề với các cơ quan ngang cấp của Trung Quốc.

Với các sản phẩm khô, phía Trung Quốc yêu cầu phải có tên khoa học theo phiên âm La tinh vì những mặt hàng này rất khó nhận diện. Do đó, khi đăng ký, đóng gói các doanh nghiệp buộc phải sử dụng thông tin chính xác nhất để xây dựng các chứng nhận, phục vụ khai báo hải quan.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top