Nằm bên bờ sông Côn, làng nghề làm bánh, bún khô An Thái (xã Nhơn Phúc, TX. An Nhơn, tỉnh Bình Định) tồn tại hàng trăm năm. Trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm, nhưng người dân trong làng vẫn duy trì và phát triển nghề cho đến nay.
Đặc sản bún song thằn
Về thăm làng An Thái vào một ngày tháng 10, nơi đây không chỉ được biết đến là cái nôi của võ cổ truyền Bình Định, nơi đây còn là làng nghề truyền thống sản xuất bánh - bún khô lâu đời. Nhiều năm trở lại đây, làng nghề được địa phương tập trung quảng bá thương hiệu, sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.
Hiện, làng nghề có khoảng 60 cơ sở, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm như: bún số 8, bún dong (bún củ chuối), bún mì vàng, bún gạo vắt tròn, bánh tráng, bánh phở… Đặc biệt, dòng bún đậu xanh song thằn được mệnh danh bún “tiến vua”.
Đặc sản bún song thằn tiến vua ở làng An Thái
Theo một số người dân có thâm niên trong nghề, bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao. Người làng An Thái cũng kể rằng, sở dĩ có tên gọi bún song thằn vì người thợ thường bắt dây bún từng đôi một, nhiều người đọc thành bún “song thằn”.
Bún khô của làng nghề An Thái hiện có rất nhiều chủng loại, trong đó bún gạo vắt theo hình vuông.
Còn có nhiều thông tin rằng, đây là loại bún thượng hạng, rất bổ dưỡng nên thời phong kiến, các quan lại địa phương đều mang theo bún song thằn tiến lên vua nên còn được gọi là bún “tiến vua”. Bún song thằn là đặc sản độc đáo của làng nghề An Thái, 5 kg đậu xanh hạt được xay và chắc lọc nước nhiều lần cho ra 1,2 kg bột đậu xanh tinh chất trắng tinh, rồi 1,2 kg bột đậu xanh đem nhồi rê làm thành 1 kg bún song thằn khô. Chất lượng bún rất ngon, dinh dưỡng cao, mỗi kg bún có giá trên 200.000 đồng.
Đầu tư máy móc để sản xuất nhanh hơn
Trước đây, những hộ làm bún, bánh theo phương thức truyền thống khá cầu kỳ, qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Làm bún, bánh thủ công vừa vất vả, năng suất lại không cao nên vài năm gần đây, một số gia đình trong làng đã đầu tư máy sản xuất bún, bánh liên hoàn để giảm sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Người dân đang làm bún mì vàng.
Ông Võ Văn Tiền (65 tuổi), một hộ kinh doanh ở thôn An Thái cho biết, gia đình tôi sản xuất chủ yếu là bánh tráng mỏng, bánh tráng cuốn làm chả ram. Mỗi ngày chúng tôi làm khoảng 3 tạ gạo và 2 tạ mì, sản xuất khoảng 7.000 cái. Nhờ trang bị đầu tư máy móc nên công việc đỡ cực nhọc. Hiện, cơ sở có 10 lao động bình quân thu nhập 100.000 - 130.000 đồng/ngày/người.
Anh Nguyễn Văn Lượng ở thôn An Thái chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề bún khô được hơn 3 năm nay. Để có thể cho ra các sản phẩm bánh, bún thơm ngon, gia đình tôi bắt đầu làm từ tờ mờ sáng cho đến khi hết nắng. Các công đoạn làm bún không quá cầu kỳ, mỗi ngày gia đình chúng tôi làm khoảng 100kg gạo cho ra được 80kg bún khô, sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Hiện nay, với nhiều loại sản phẩm đặc sắc, bánh, bún An Thái không chỉ phục vụ người tiêu dùng tại địa phương, trong tỉnh Bình Định mà còn được khách hàng trên cả nước ưa chuộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…