Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 1 năm 2023 | 12:12

Thực hiện lời Bác dạy, Hà Tĩnh tạo những đột phá quan trọng

Thực hiện lời dạy của Bác “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”, hơn 65 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, hơn một thập kỷ qua, kinh tế Hà Tĩnh phát triển toàn diện, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.

Những kết quả đột phá

Về thăm Hà Tĩnh ngày 15/6/1957, Người nói: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.

Mãi khắc ghi lời Bác dạy, trước những thời cơ và vận hội mới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả tích cực. Những năm 2001, 2002, 2003..., Hà Tĩnh sôi động với phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), xóa nhà tranh tre dột nát; nâng cấp cửa khẩu Cầu Treo, khởi công Cảng Vũng Áng và khánh thành Bến cảng I, cùng với hàng ngàn cây số đường giao thông nông thôn và hoàn thiện bê tông hóa kênh mương nội đồng gắn với chuyển đổi sản xuất nông nghiệp...

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hà Tĩnh đạt chuẩn tỉnh NTM.

 

Đặc biệt, trong hơn thập kỷ qua, kinh tế Hà Tĩnh phát triển toàn diện, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44 triệu đồng, vượt 9 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân tăng 38,3%. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo từ 66,43% (năm 2010) lên 69,69% (năm 2015).

Giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 4,55%/năm, công nghiệp tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,4 lần so với năm 2015; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng từ 39,7 triệu đồng lên 62,1 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 38,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp năm 2020 còn 16,29%, công nghiệp - xây dựng 40,49%, dịch vụ 43,22%. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; năng suất lao động bình quân tăng 11,1%/năm. Tổng thu ngân sách năm 2020 đạt 10.126 tỷ đồng.

Giai đoạn 2010 - 2020, vận động, thu hút được trên 230 chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài với tổng giá trị giải ngân đạt gần 17,3 triệu USD.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị được triển khai đồng bộ, bài bản. Đến hết năm 2019, đã sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, hình thành 34 xã mới, giảm 46 xã. Toàn tỉnh hiện có 216 xã, phường, thị trấn, các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập hoạt động ổn định.

Từ năm 2021 đến nay, giai đoạn đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của lũ lụt cuối năm 2020, cùng với đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống Nhân dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, tạo chuyển biến tích cực trong các cơ sở Đảng. Thu ngân sách năm 2021 đạt gần 17.000 tỷ đồng, vượt gần 40% kế hoạch. Năm 2022, thu ngân sách ước đạt 16.900 tỷ đồng, đạt 103,68% dự toán, tương đương năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 8.100 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán; thu xuất - nhập khẩu ước 8.800 tỷ đồng, đạt 103,5% dự toán.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã có những bước đột phá hết sức quan trọng. Toàn tỉnh hiện có 177/181 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 97,8%; 50 xã NTM nâng cao; 7 xã kiểu mẫu, 983 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 9/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đạt kết quả khá. Đã thu hút được 55 dự án đầu tư, bao gồm 54 dự án trong nước và 1 dự án đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ triển khai...

Lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt kết quả khả quan. Chủ động phòng, chống, kiềm chế và kiểm soát tốt dịch Covid-19 với những cách làm linh hoạt, sáng tạo. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninh Nhân dân, thế trận an ninh Nhân dân và khu vực phòng thủ của tỉnh, huyện được củng cố, xây dựng ngày càng vững chắc, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác đối ngoại, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước

Với những kết quả mà Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh thực hiện và làm theo lời dạy của Bác Hồ đạt được trong thời gian qua là tiền đề, điều kiện quan trọng để tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, Ủy viên Trung  ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho biết: “Để tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”, thời gian tới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, quyết tâm xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; phấn đấu đến năm 2025, tỉnh đạt chuẩn NTM, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; cùng với xu thế chung, dự báo trên các lĩnh vực, tỉnh sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, HĐND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2023 cụ thể từng tháng, quý; chủ động xử lý hiệu quả những vấn đề mới phát sinh. Đồng thời, quyết tâm thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm, khâu đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

 

Các cấp, các ngành linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp, dự án trọng điểm.

Theo đó, tập trung thực hiện hiệu quả Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2021 - 2025”, gắn với đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Tổ chức sơ kết đánh giá các mô hình, chuỗi liên kết nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn. Quan tâm thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng, giá cả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong gia súc, gia cầm. Chăm lo phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong Nhân dân để thực hiện hiệu quả các quyết sách phát triển của tỉnh và địa phương.

 

Xuân Hoàng
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top