Hiện nay, vườn cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang rất xanh tốt, tỉ lệ đậu trái cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán.
Nhà vườn trồng cây xoài Cát Hòa Lộc thu hoạch từ nay đến Tết.
Hiện nay, nhà vườn tỉnh Tiền Giang đang tích cực chăm sóc vườn cây nhất là khâu bơm tưới, phòng trừ sâu hại để đảm bảo chất lượng trái phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đặc biệt, nhiều loại cây ăn trái, nhà vườn đã phải áp dụng các biện pháp như: Xông đèn, cắt nước, phun thuốc để cho cây ra trái và cho thu hoạch đúng dịp Tết với xoài, thanh long, khóm, vú sữa… trên diện tích hơn 7.000 ha.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Tiền Giang, vụ Tết Nguyên đán trái cây tại địa phương đa dạng chủng loại, thời tiết thuận lợi nên năng suất khá cao; trong đó có gần 500 ha xoài cho sản lượng 1.000 tấn, thanh long 3.600 ha cho sản lượng khoảng 38.000 tấn, bưởi da xanh hơn 1.000 ha cho sản lượng khoảng 17.500 tấn, vú sữa có 80 ha cho sản lượng khoảng 700 tấn, mãng cầu xiêm khoảng 120 ha cho sản lượng 850 tấn và cùng với nhiều loại trái cây khác sẽ cho thu hoạch phục vụ thị trường Tết trong và ngoài tỉnh gần 100 nghìn trấn trái.
Theo nhà vườn, trái cây bán dịp Tết Nguyên đán các năm trước được giá cao hơn ngày thường từ 10-20%, nhất là các loại trái cây phục vụ nhu cầu chưng mâm ngũ quả.
Ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè - địa phương có gần 25.000 ha cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang chia sẻ, trên địa bàn huyện mình trồng cây ăn quả rất nhiều chủng loại, nhưng hiện nay có 2 loại cây là sầu riêng và mít rất có giá nên đời sống người dân đảm bảo; trong đó có cây sầu riêng là "cây tỉ phú".
Các loại cây khác phục vụ thị trường Tết như: Cây có múi, xoài, mận, vú sữa... cũng rất đa dạng, nhìn chung đều có giá. Từ đó góp phần cho thu nhập của người dân tăng cao, tính đến thời điểm này bình quân đầu người của người dân gần 70 triệu đồng/năm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.