Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ năm, ngày 14 tháng 9 năm 2023 | 21:23

Việt Nam đẩy mạnh giảm phát thải trong sản xuất lúa gạo

Ngày 14/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung đã chủ trì khai mạc Hội thảo đa bên về hỗ trợ nhóm công tác ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong nỗ lực giảm phát thải.

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, lúa là một trong những loại cây trồng phát thải nhiều nhất, nhưng cũng có tiềm năng giảm phát thải cao nếu áp dụng các giải pháp sản xuất, thực hành tốt. Do đó, Bộ NN-PTNT đã lập kế hoạch phát triển ngành hàng lúa gạo với tầm nhìn sản xuất chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và bền vững, thiết lập mối liên kết mạnh mẽ giữa các công ty xuất khẩu, nhằm phát triển chuỗi cung ứng và chuyển đổi ngành từ đơn giá trị sang đa giá trị tích hợp. Trong đó, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Gọi tắt: Chương trình 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao) là một trong những nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung chủ trì khai mạc Hội thảo đa bên về hỗ trợ nhóm công tác ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong nỗ lực giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Cụ thể, Thứ trưởng Hoàng Trung cho rằng: “ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa. Đây là vùng có trên 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 45% sản lượng trái cây trên toàn quốc. Về cây lúa, năm 2023 ước đạt gieo trồng hơn 3,8 triệu ha. Quy mô này khiến lượng phát thải tăng rất cao, vì vậy Việt Nam sẵn sàng kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới nỗ lực hướng tới xây dựng nền nông nghiệp phát thải thấp.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đang triển khai Trung tâm Đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm để cung cấp giải pháp công nghệ xanh trong sản xuất nông nghiệp khu vực ASEAN.

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt từ khu vực tư nhân để hiện thực hóa các chương trình này.

Trồng lúa phải giảm phát thải khí nhà kính.

Đáng chú ý, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Grow Asia là đối tác lâu dài của Bộ NN-PTNT, hỗ trợ cho Nhóm PPP về lúa gạo của Việt Nam trong chuyển đổi ngành theo hướng phát thải thấp; huy động khu vực tư nhân đầu tư vào công nghệ xanh trên toàn bộ chuỗi giá trị, tạo điều kiện đạt được tỷ lệ đầu tư hợp lý cho công nghệ và đổi mới. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia điển hình là nhà sản xuất gạo phát thải thấp ở khu vực ASEAN.

Nhóm PPP về lúa gạo thực hiện liên kết tốt với Trung tâm đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm tập trung vào lúa gạo bền vững. Dự kiến sẽ liên kết các mạng lưới đổi mới quốc gia và quốc tế, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và đổi mới để phát triển chuỗi giá trị lúa gạo thông minh.

Trồng lúa không chỉ lấy gạo, mà còn bán tín chỉ carbon

Nhằm góp phần vào thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Chính phủ, trước đó,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, 1 triệu ha trồng lúa chất lượng cao sẽ phải áp dụng các quy trình canh tác bền vững hơn, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống…

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ quan điểm của Đề án: Xây dựng vùng nguyên liệu 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao không có nghĩa là quy hoạch cố định về mặt địa điểm diện tích lúa được phân bổ cụ thể cho từng tỉnh.

Có thể thấy, sản xuất theo hướng giảm phát thải khí CO2 không chỉ phù hợp với xu thế tiêu dùng mới, mà quan trọng hơn đây sẽ là cơ hội để nông dân Việt Nam bán tín chỉ khí CO2 nhờ vào việc canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Cao Thăng Bình, Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB tại Việt Nam gọi cho biết, việc tính đến chuyện bán tín chỉ CO2 thông qua đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam hiện là cơ hội chín muồi.

"Nếu chúng ta áp dụng công nghệ 1 phải 5 giảm thì cứ trung bình 1 hecta, chúng ta sẽ giảm được 8 tấn CO2 tương đương trong một năm. Nếu mở rộng ra toàn ĐBSCL thì giảm khoảng 10 triệu tấn CO2 tương đương trong một năm. Con số này là khá lớn và đóng góp quan trọng vào việc mua bán khí carbon", ông Cao Thăng Bình, cho biết.

Một tín chỉ carbon tương đương với quyền phát thải 1 tấn CO2. Với mức giá khoảng 10 USD/tín chỉ, con số ĐBSCL có thể thu được trong một năm lên đến cả trăm triệu USD. Đây là câu chuyện không xa.

"Theo dự kiến của Ngân hàng Thế giới với Bộ NN&PTNT, khoảng đầu năm 2024 chúng ta có thể cấp chứng chỉ đầu tiên cho những nông dân tham gia VnSAT và hy vọng dòng tiền từ việc mua bán tín chỉ carbon sẽ đến với nông dân ĐBSCL từ năm 2024", ông Bình Nhấn mạnh.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top