Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 4 năm 2023 | 20:37

Xuất khẩu gạo sẽ kéo dài đà tăng trưởng đến cuối năm

Ngày 26/4, tại TP HCM, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị “Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo quý I/2023 và phương hướng điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới”. Các chuyên gia dự báo xuất khẩu gạo từ nay đến hết năm tiếp tục thuận lợi.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, từ đầu năm đến giữa tháng 4, nước ta đã xuất khẩu được gần 2,4 triệu tấn gạo, trị giá 1,25 tỷ USD, tăng 34% về lượng và 45% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 529 USD/tấn, tăng gần 9% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, nhiều thời điểm trong các tháng, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh congthuong.vn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá, xuất khẩu gạo quý I/2023 tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu theo đúng định hướng, gia tăng xuất khẩu các chủng loại gạo Việt Nam có thế mạnh như gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng, gạo cao cấp. và tiếp tục ghi nhận xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng đem lại giá trị cao, giảm tỉ trong xuất khẩu gạo thường chất lượng thấp.

Theo đó, gạo là một trong số ít mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nay. Nhu cầu tăng từ các thị trường nhập khẩu cùng chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao là những nguyên nhân chính giúp cho xuất khẩu gạo đang tăng trưởng mạnh.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, việc Trung Quốc thông báo mở cửa trở lại là một tín hiệu tích cực cho những nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.

Số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, 2 tháng đầu năm nay, trong khi nước này giảm nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, thì lại tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Qua đó, nâng thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc lên mức 19,2% so với 6,7% của cùng kỳ năm 2022.

Việc Philippines duy trì thuế nhập khẩu gạo ở mức 35% đến hết năm 2023 được kỳ vọng sẽ có lợi cho doanh nghiệp gạo Việt Nam. Hay Indonesia cần nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ trong năm nay, trong đó 500 nghìn tấn phải nhập càng sớm càng tốt … là những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Xuất khẩu gạo trong quý I đã ghi nhận sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022 ở cả các thị trường truyền thống (Philippines tăng 44,8%; Trung Quốc tăng 118,8%…) và thị trường tiềm năng (Chile tăng gấp 25 lần; Singapore tăng gần 30%…).

Đặc biệt, trị giá xuất khẩu gạo sang EU ghi nhận tăng trưởng rất tốt ở nhiều thị trường nhờ xuất khẩu các sản phẩm gạo thơm, gạo phẩm chất chất lượng cao với giá trị gia tăng cao.

Tình hình xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm được dự báo tiếp tục thuận lợi. Về sản xuất, ông Nguyễn Văn Đoan (Cục Trồng trọt) cho biết, chúng ta vừa có một vụ đông xuân được mùa, được giá ở các tỉnh, thành phía Nam. Dự báo các vụ lúa hè thu và thu đông ở ĐBSCL trong năm nay sẽ tiếp tục ổn định. Do đó, trong cả năm nay, ĐBSCL sẽ duy trì được sản lượng lúa 24 triệu tấn. Sau khi trừ lượng gạo cho tiêu thụ trong nước, sẽ có 6,5 - 6,6 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu. Thậm chí lượng gạo để xuất khẩu có thể lên tới 7 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi từ nay đến cuối năm

Trong khi sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ổn định, thì sản xuất ở nhiều nước xuất khẩu lớn khác gặp nhiều khó khăn do thời tiết. Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, tại buổi làm việc mới đây giữa VFA và Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu gạo Thái Lan, phía Thái Lan cho biết, đầu năm nay, họ đặt mục tiêu xuất khẩu 8,5 triệu tấn gạo, nhưng rồi do ảnh hưởng cùa thời tiết và một số lý do khác, đã phải điều chỉnh theo hướng giảm xuống, hiện chỉ còn đặt mục tiêu 7,5 triệu tấn. Ấn Độ nhiều khả năng sẽ giảm xuất khẩu gạo năm nay do ảnh hưởng của El Nino.

Bên cạnh đo, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xung đột Nga - Ukraina, lạm phát cao trên toàn cầu … nhiều quốc gia đang có xu hướng tăng dự trữ gạo.

Chính phủ Indonesia đã thông báo sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể. Lượng gạo dự trữ quốc gia nhập khẩu sẽ được sử dụng vào chương trình bình ổn giá gạo, hỗ trợ gạo cho 21,53 triệu hộ nghèo và sử dụng cho các mục đích khác.

Indonesia cũng cho biết Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Myanmar và Ấn Độ là 5 nhà cung cấp gạo tiềm năng cho hoạt động nhập khẩu gạo trong năm 2023 của quốc gia này. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Bangladesh… cũng đang tăng nhập khẩu gạo.

Chỉ đạo tại Hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, mặc dù thị trường có nhiều tín hiệu tích cực, song để thúc đẩy tăng trưởng ngành gạo, thời gian tới, các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, có kiến nghị để Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo như Nghị định 103, Nghị định 107/2018 để tạo tiền đề, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược xuất khẩu gạo tầm nhìn đến năm 2030 để các doanh nghiệp, địa phương có cơ sở tổ chức triển khai đồng bộ.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top