Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 2 năm 2023 | 21:12

Xuất khẩu rau quả trong tháng 1 "lội ngược dòng" tăng trưởng

Việc Trung Quốc mở cửa thương mại bình thường và nhiều nông sản xuất khẩu sang thị trường này và Nhật Bản, New Zealand được cho là yếu tố thúc đẩy mức tăng trưởng 3,1% xuất khẩu rau quả trong tháng 1.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chính của ngành, tháng 1/2023 chỉ có mặt hàng rau quả có tăng trưởng dương, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022, đạt giá trị 300 triệu USD.

Ảnh minh họa

Sự tăng trưởng về xuất khẩu của mặt hàng này được các chuyên gia, doanh nghiệp nhận định là sự mở cửa thương mại bình thường trở lại sau COVID-19 của thị trường Trung Quốc cũng như vừa qua nhiều nông sản đã được mở cửa sang các thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand.

Trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính xuất khẩu, cá tra có sự giảm sút mạnh nhất với mức gần 40%; tiếp đến là càphê, gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 29,8%. Mặt hàng tôm cũng có mức giảm khá cao, trên 29%...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 1/2023 ước đạt 6,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu khoảng 3,72 tỷ USD, giảm 23,6%; nhập khẩu ước khoảng 3,1 tỷ USD, giảm 11,5%. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt 647 triệu USD, giảm 53,8%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu phần lớn do tháng 1 trùng vào thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quỹ Mão.

Về xuất khẩu, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 1,76 tỷ USD, giảm 12,7%; chăn nuôi đạt 30 triệu USD, tăng 14,5%; thuỷ sản đạt 600 triệu USD, giảm 30,9%; lâm sản chính đạt 1,19 tỷ USD, giảm 30%; đầu vào sản xuất ước đạt 147 triệu USD, giảm 45,2%.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 24,3%, giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2022; Trung Quốc chiếm 19,4% (-4%) và Nhật Bản chiếm 8% (-13,2%).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Bộ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường trong nước và thế giới.

Đồng thời, tận dụng các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện Đề án tăng cường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch; tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao.

Đồng thời, duy trì và phát triển thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU; chú ý thị trường Nga; mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU, Trung Đông, Argentina; đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Đông, châu Phi, ASEAN.

 

TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top