Trước tình hình dịch viêm phổi virus corona đang có những diễn biến phức tạp, Agribank khuyến khích khách hàng giao dịch online qua dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking, E-Mobile Banking hoặc sử dụng thẻ Visa/Master để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Agribank E-Mobile Banking
Với ứng dụng ngân hàng đa tiện ích được cài đặt trên các thiết bị di động có kết nối Internet, đồng thời với giao diện thân thiện, thao tác dễ dàng sử dụng có thể giao dịch các dịch vụ ngân hàng 24/7 mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và tin cậy. Agribank E-Mobile Banking hỗ trợ khách hàng nhiều tiện ích dịch vụ như: Vấn tin tài khoản; QR Pay; Dịch vụ thẻ; Chuyển khoản nội bộ, chuyển khoản liên ngân hàng siêu tốc 24/7; Nạp tiền điện thoại; Thanh toán hóa đơn; Nhận tiền kiều hối. Ngoài các chức năng tài chính nói trên, Agribank E-Mobile Banking còn thêm các tiện ích gia tăng như: Mua sắm trực tuyến; Đặt mua vé xe/máy bay/tàu hỏa/xem phim; Mua mã thẻ; Nạp tiền dịch vụ; Gọi taxi; Tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, giá vàng, chứng khoán; Bảo hiểm Abic...
Agribank Internet Banking
Internet Banking của Agribank ngoài dịch vụ chuyển khoản trong hệ thống Agribank, khách hàng còn có thể thực hiện chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 tới hơn 40 ngân hàng khác nhau mà không cần phải đến ngân hàng làm thủ tục hay xếp hàng chờ đến lượt để được giao dịch. Đây là dịch vụ mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sở hữu tài khoản của Agribank mở tại bất kỳ chi nhánh nào đều có thể sử dụng. Ngoài chức năng chuyển khoản nói trên thì Agribank Internet Banking còn cung cấp các dịch vụ khác như: Tra cứu thông tin tài khoản và lịch sử giao dịch; Mở/tất toán tài khoản tiền gửi trực tuyến (tiết kiệm online); Thanh toán hóa đơn (hóa đơn tiền điện, nước, học phí, viễn thông...); Nộp thuế điện tử; Nạp tiền vào Ví điện tử, điện thoại...
Dịch vụ thẻ
Trước làn sóng công nghệ 4.0 trên toàn thế giới, Agribank đã tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại phát hành thẻ chip không tiếp xúc thương hiệu Visa, MasterCard và triển khai tính năng thanh toán không cần chạm tại hơn 20.000 POS. So với thẻ ATM thông thường, loại thẻ mới này cho phép chủ thẻ không cần đưa thẻ vào đầu đọc thẻ chip hoặc quẹt thẻ vào thiết bị POS như phương thức đọc thẻ truyền thống mà chỉ cần đặt thẻ song song với bề mặt thiết bị khoảng cách tối đa là 04 cm là có thể thực hiện giao dịch. Phương thức thanh toán đơn giản, tiện lợi này đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng hơn trong mùa dịch virus corona. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking cũng được nhiều khách hàng đón nhận sử dụng với những tiện ích cho khách hàng như: Truy vấn thông tin thẻ; Chuyển khoản nội bộ qua số thẻ; Chuyển khoản liên ngân hàng; Phát hành thẻ phi vật lý; Khóa thẻ;…
Song song với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thanh toán hiện đại, Agribank cũng tăng cường hạ tầng công nghệ thông tin và đảm bảo an ninh an toàn để đáp ứng tăng trưởng số lượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ và đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng và khách hàng.
Bên cạnh đó, Agribank cũng đang phối hợp với Napas xây dựng chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ. Đây là chương trình nhằm phát triển thanh toán không tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử đối với dịch vụ công, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc đồng hành với người dân đối phó với dịch bệnh virus corona mới.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…