Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 6 năm 2018 | 15:29

Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam

Đó là Chương trình Aus4Reform được Australia hỗ trợ 6,5 triệu AUD để Việt Nam thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh.

vn.jpg

Ngày 01/6, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp với Sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Đánh giá tiến độ thực hiện và định hướng hợp tác trong giai đoạn tiếp theo của chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Chương trình Aus4Reform). Chương trình này được thực hiện từ năm 2017.

Chương trình hỗ trợ này của Australia dự kiến sẽ giúp Việt Nam có thêm 1 triệu doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới vào năm 2020, tăng tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân.

Cải thiện năng lực cạnh tranh

Ông Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, đánh giá: Trong năm thứ nhất thực hiện Aus4Reform, dự án đã triển khai nhiều hoạt động tập trung vào 4 mục tiêu đề ra và đã có những đóng góp cụ thể tích cực được công luận ghi nhận.

Dự án đã tổ chức nhiều hoạt động về môi trường kinh doanh, chỉ ra những hạn chế về giấy phép con và kiến nghị cắt giảm qua các Nghị Quyết 19-NQ/CP 2017 và 2018, Nghị Quyết 35, nhiều bộ đã cắt giảm số lượng đáng kể giấy phép con. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng cao, đạt 127.000 doanh nghiệp đăng ký mới, công thêm số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, đạt 153.000 doanh nghiệp trong năm 2017 và tiếp tục tăng trong năm 2018.

Trong nông nghiệp đã có chuyển biến rất tích cực, số trang trại tăng nhanh, nông dân tích cực dồn điền đổi thửa, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào các trang trai nông nghiệp hiện đại.

Các trang trại mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu rau, củ quả, trái cây, hoa tươi tăng 30%, vượt cả dầu thô 4 tháng đầu năm 2018.

Hoàn thiện cơ chế cạnh tranh

 

kt.jpg

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, dự án đã hỗ trợ triển khai các hoạt động mang tính thực tiễn rất cao, tập trung vào một số đầu ra chính như: Hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng Luật Cạnh tranh (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực thi phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế Việt Nam và các cam kết quốc tế; Tăng cường năng lực của cơ quan cạnh tranh trong thực thi pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ bao gồm nghiên cứu, hội thảo, hội nghị; Chương trình đã góp phần xây dựng các báo cáo nghiên cứu phục vụ việc sửa đổi Luật cạnh tranh và xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành, xây dựng các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề “thời sự” liên quan tới cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh đa nền tảng, giải quyết tranh chấp xuyên biên giới của người tiêu dùng.

Do vậy, để đảm bảo tính xuyên suốt và bền vững của các hoạt động của dự án cũng như đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh mới, ông Tuyển cho rằng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh như: Xây dựng nghiên cứu đánh giá tác động của các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP và FTA Việt Nam-EU đến môi trường cạnh tranh tại Việt Nam trong bối cảnh thực thi Luật cạnh tranh (sửa đổi); Xây dựng nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ phục vụ xây dựng Nghị định về Ủy Ban cạnh tranh quốc gia.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật cạnh tranh và hình ảnh của UBCTQG như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến về những điểm mới quan trọng của Luật cạnh tranh (sửa đổi) cũng như các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định CPTPP trên phạm vi rộng rãi hướng tới cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan; Triển khai các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực thực thi pháp luật cạnh tranh mới cho đội ngũ cán bộ Cục và các cơ quan có liên quan như tòa án, cơ quan quản lý ngành với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế và trong nước giàu kinh nghiệm;

Xây dựng nghiên cứu đánh giá cạnh tranh trong một số ngành ưu tiên/trọng điểm để đóng góp tiếng nói của cơ quan cạnh tranh đối với việc thực thi cạnh tranh trong quản lý ngành;

Hỗ trợ tổng kết phân tích, đánh giá (sự đúng đắn trong xử lý) các vụ việc phải cạnh tranh và tập trung kinh tế từ khi Luật Cạnh tranh 2006 có hiệu lực.

 

 

 

 

Dương Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top