Trà hoa vàng được Ba Chẽ xác định là cây dược liệu cho thu nhập cao, ổn định, hiện doanh thu từ trà hoa vàng đạt 6 tỷ đồng/năm
Theo đó, cây trà hoa vàng huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), đã được xác định là cây dược liệu, đem lại hiệu quả cao, song, trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm.
Trà hoa vàng Ba Chẽ luôn được khách hàng lựa chon tại O COP
Từ năm 2015, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã bắt đầu quy hoạch vùng trồng dược liệuđặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ trồng hơn 300ha cây trà hòa vàng.
Vì vậy, giai đoạn 2015-2017, huyện đã hỗ trợ hơn 1,1 tỷ đồng cho 174 hộ tham gia dự án trồng cây trà hoa vàng tập trung.
Mặt khác 12/2018, Ba Chẽ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn đến năm 2020, định hướng năm 2030.
Cụ thể hóa đề án này, hằng năm, thông qua các dự án phát triển sản xuất XDNTM và Chương trình 135, huyện đều hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình trà hoa vàng
Vì vậy, đến cuối năm 2018, diện tích trà hoa vàng của Ba Chẽ đạt: 146ha. Dự kiến năm 2019, sẽ trồng hơn 40ha trà hoa vàng. Hiện, diện tích đã cho thu hoạch hoa trà trên 50ha, lá trà trên 60ha.
Sản lượng hoa trà tươi bình quân đạt 3 tấn/năm; lá trà tươi đạt 20 tấn/năm. Doanh thu từ cây trà hoa vàng đạt hơn 6 tỷ đồng/năm. Lợi nhận lớn, nhưng để mở rộng diện tích không hề dễ.
Được biết, năm 2015, Ba Chẽ đã Quy hoạch khu sản xuất giống, và chế biến trà hoa vàng tại xã Đạp Thanh, giao Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh quản lý vườn ươm, xưởng chế biến.
Mỗi năm, công ty ứng trên 80.000 cây giống các loại. Song, sản lượng trên chỉ đáp ứng 10-20% nhu cầu. Đa số các hộ vẫn tự tìm cây giống tự nhiên trên rừng, hoặc mua nơi khác.
Theo đó, giá cây giống khá cao (25 -30.000 đồng/cây) nên chi phí ban đầu lớn. Thời gian trồng đến thu hoạch hơn 3 năm, đòi hỏi người trồng phải có vốn lớn.
Khó khăn nữa là, trà hoa vàng Ba Chẽ đã đạt 4 sao, chuẩn OCOP Quảng Ninh, nhưng cả huyện mới có 1 doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thu mua, chế biến, chưa có nhà máy sơ chế, chế biến sâu.
Để khắc phục, Ba Chẽ đã thu hút được 3 doanh nghiệp. Đến nay, cả 3 doanh nghiệp đã xây dựng xong dự án, quy hoạch chi tiết. Dự kiến, sẽ nâng cấp công nghệ chế biến cây trà hoa vàng sau thu hoạch, từ đó nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh trên thị trường.
Mặt khác, Ba Chẽ đang quyết tâm nhân rộng diện tích trà hoa vàng, và chế biến sản phẩm này, để trở thành 1 trong 6 sản phẩm của tỉnh, đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.
Thanh Chương: Trồng hoa thiên lý trên vùng bán sơn địa
Là xã nằm ở vùng bán sơn địa, có hơn 100 ha đất màu, nhưng chủ yếu là cồn vệ, vài năm lại nay, người dân xã Thanh Long, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã mạnh dạn trồng hoa thiên lý, không ngờ, cho thu nhập cao.
Người dân xã Thanh Long - trồng hoa thiên lý hàng hóa. Ảnh: Đình Hà
Cứ 3 ngày/lần, chị Hoàng Thị Tuyên, xóm 13, xã Thanh Long, lại ra ruộng hái hoa thiên lý. Chị cho biết, thửa đất gần 1 sào này trước đây thường luân canh: ngô, đậu, lạc.
Nhưng 3 năm nay được sự hướng dẫn của hội nông dân, phụ nữ, chị đã chuyển hẳn sang trồng hoa thiên lý, cho thu nhập cao, lại đỡ công chăm sóc.
Chị Tuyên chia sẻ: Hoa thiên lý là loại cây trồng 1 lần, thu hoạch nhiều năm, mùa thu hoạch kéo dài gần 9 tháng, từ tháng 2 - tháng 10. Sản lượng, ước khoảng 400 kg/sào/vụ.
Giá bình quân đạt 30 - 35.000 đồng/kg. Thu hoạch 1 sào/vụ có thể đạt 10-12 triệu đồng; 1 ha có thể thu hơn 200 triệu đồng/năm. Vì vậy,người dân đã gọi hoa thiên lý là“cây trăm triệu”.
Ngoài chị Tuyên, xã Thanh Long còn có nhiều hộ trồng thiên lý thành công. Điển hình như ông Bùi Văn Quang, Võ Văn Xuân, Hoàng Đình Thêm, xóm 13; Hoàng Văn Bá xóm 11…mỗi hộ có 1- 3 sào hoa thiên lý, mỗi năm có thêm vài ba chục triệu đồng.
Hoa thiên lý từ khi được trồng làm hàng hóa, người dân Thanh Long mới chú ý khâu kỹ thuật, đặc điểm sinh lý, cách chăm sóc, thu hái. Đến nay, tổng diện tích cây hoa thiên lý toàn xã Thanh Long đạt trên 4 ha.
Việc người dân trồng nhiều hoa thiên lý, đã tạo điều kiện cho một số hộ mở đại lý thu mua và tiêu thụ.
Quảng Bình: Thu nhập cao từ trồng sen
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, ông Đỗ Quang Bổng, thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, mạnh dạn thầu 5,5ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng sen, nuôi cá, vịt kết hợp làm du lịch, đem lại hiệu quả cao.
Anh Bổng có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Trước năm 2014, nhiều vùng đất lúa thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, năng suất, hiệu quả thấp, so các nơi khác. Bởi đây là vùng ruộng sâu, trũng lại thường bị nhiễm mặn, phèn và rất khó canh tác.
Vì vậy, vùng đất này được xã thu hồi làm đất dự phòng, cho người dân thầu sản xuất. Nhận thấy tiềm năng này, anh Đỗ Quang Bổng đã mạnh dạn thầu, và xin chuyển mục đích sử dụng sang trồng sen.
Ý tưởng của anh nhanh chóng được chính quyền địa phương đồng ý, và tạo điều kiện thuận lợi.
Sau đó, huyện hỗ trợ 40 triệu đồng và cử cán bộ về hướng dẫn, từ cách làm đất, bón phân, gieo trồng, cho đến kết hợp các loại cá, vịt...
Năm 2016, anh Bổng dốc toàn bộ số vốn 700 triệu đồng, để đào hồ, mua phân bón, giống sen về trồng, và thả các loại cá, vịt xuống hồ sen. Anh chia sẻ kỹ thuật trồng sen: “Để sen cho năng suất cao, trước khi trồng, cần làm vệ sinh ao, bắt ốc bươu vàng và cá rô phi, để chúng khỏi ăn các nhánh sen non mới ra.
Sau khi trồng sen khoảng 1 tháng, phải bón phân để kích thích ra rễ nhanh. Khi sen được 2 tháng, thì bón lần nữa để kích thích cây đẻ nhánh.
Đến thời điểm sen phát triển đều trên mặt hồ, ra hoa bói, tiếp tục bón Kali và NPK. Khi thu lứa đầu tiên, phải bón thêm một lần nữa với lượng tương tự.
Bắt đầu thu hoạch, phải chú ý sâu ăn lá, trong quá trình trồng, chăm sóc, cần tăng cường phân chuồng ủ, phân hữu cơ, để tăng chất lượng sen”.
Trong khi chờ sen cho hạt, anh đã thả cá, vịt, hiện, anh nuôi 4.000 con vịt, 1,5 tấn cá các loại. Theo anh Bổng, trồng sen kết hợp nuôi cá, vịt cho thu nhập cao gấp 5 - 7 lần trồng lúa, và nhiều lần so cây trồng khác.
Sen được trồng 1 vụ/ năm, bắt đầu từ tháng 2 và sau 4-6 tháng có thể cho thu hoạch.
Sen nở vào tháng 4 - tháng 8. Sen hạt dễ bán do thương lái thu mua tận nơi. Đầu vụ, giá sen hạt khoảng 40 - 50.000 đồng/kg, cuối vụ, 25.000 đồng/kg. Tính ra, 1 ha sen kết hợp cá, vịt, anh Bổng lãi ròng trên 80 triệu đồng/năm.
Năm 2019, thấy nhu cầu du lịch của người dân ngày càng cao, nắm bắt cơ hội này, anh Bổng đã biến hồ sen trên 5ha của mình, thành khu du lịch sinh thái.
Theo đó, anh đã xây dựng 2 cây cầu tre dài hàng chục mét, đi vòng quanh mặt nước trên hồ. Đồng thời, mua 2 chiếc thuyền nhôm để du khách đến tham quan hồ sen, chụp ảnh lưu niệm.
Trong thời gian sen nở rộ này, anh Bổng đón trung bình mỗi ngày khoảng 50 khách du lich đến tham quan, trải nghiệm.
Với giá vé mỗi khách chỉ 20 nghìn đồng, mỗi bông hoa sen được bán 3 nghìn đồng, và mỗi cân sen hạt bán khoảng 40 nghìn đồng, cũng cho anh thêm nguồn thu khá.
Mô hình trồng sen kết hợp chăn nuôi, du lịch, đã cho anh Bỗng thu nhập mỗi năm trên 400 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5 - 7 lao động có thu nhập ổn định.
Ông Lê Đình Giới, Chủ tịch UBND xã Liên Thủy, cho biết: “Sen là cây phù hợp vùng đất trũng, mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới, xã tiếp tục xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp người dân làm giàu từ đồng chiêm trũng”
Hưng Nguyên: Gần 1.000 ha lúa hè thu có nguy cơ chết cháy
Hơn 1 tuần nay, gần 1.000 ha lúa đang chuẩn bị đẻ nhánh, của huyện Hưng Nguyên, lâm vào cảnh thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ chết cháy.
Bà Lập với ruộng lúa khô nẻ, có nguy cơ chết nắng. Ảnh: Phú Hương
Hiện, đến nay, bà Nguyễn Thị Lập xóm Kỹ, xã Hưng Tây, vẫn chưa thể tỉa dặm cho 6 sào lúa AC5 được gieo cách đây 1 tháng. “Đất đai khô nẻ, lúa còi cọc, vàng hết lá.
Ngày nào tôi cũng ra đồng, hy vọng có nước để tỉa, bón phân thúc cho lúa đẻ nhánh, nhưng vô vọng. Cứ đà này, chỉ dăm ngày nữa là lúa chết khô”- bà Lập cho biết.
Hiện, người dân xã Hưng Thắng - Hưng Tây cũng đang phải đối mặt với hạn hán nặng nề. “25 ngày nay, trên ruộng không hề có nước. Cây lúa còi cọc, không được tỉa dặm, thậm chí những diện tích đất pha cát đã bắt đầu bị héo.
Nếu không có nước, chỉ vài ba ngày nữa, 30 ha lúa vùng cao cưỡng sẽ chết”, ông Phan Văn Hiền - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hưng Thắng lo ngại.
Phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên, cho biết: Do nắng nóng khốc liệt trên diện rộng, nguồn nước kênh Cầu Mượu, đê Kênh Thấp, sông Hoàng Cần, kênh Gai đều cạn kiệt, hầu hết các trạm bơm không hoạt động.
Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã diễn ra hơn 1 tuần nay, với gần 1.000 ha lúa bị hạn, trong đó hơn 2/3 là diện tích gieo thẳng. Đáng lo nhất là các xã Hưng Tây, Hưng Yên Nam, Hưng Yên Bắc và một số diện tích của xã Hưng Đạo, Hưng Thắng…
Ông Thái Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam, cho biết: Hiện đơn vị đang đóng tất cả các trạm bơm ở Nam Đàn, để dồn nước chống hạn ở Hưng Nguyên.
Đồng thời, chỉ đạo tưới luân phiên, để dồn nước về kênh Hoàng Cần, vùng Vinh, Nghi Lộc, để kịp thời có nước dưỡng lúa sau gieo cấy.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…