Đến 15h ngày 30/06, Bắc Giang đã tiêu thụ khoảng 140.448 tấn vải thiều, giá bán dao động trong ngày từ 22.000 - 46.000 đồng/kg. Như vậy, với sản lượng vải thiều toàn tỉnh đạt khoảng 160 nghìn tấn thì hiện nay vụ vải năm 2020 đã bước vào cuối vụ.
Hiện, trên địa bàn các huyện của Bắc Giang có gần 600 điểm thu mua vải thiều, trong đó riêng huyện Lục Ngạn có khoảng 556 điểm thu mua lớn nhỏ và nhiều xe cóc thu mua dọc các tuyến đường. Có 137 thương nhân Trung Quốc đang thu mua vải thiều tại Bắc Giang.
Giá bán một số mặt hàng phụ trợ tương đối ổn định, xốp to có giá từ 23.000 - 25.000đồng/thùng, xốp nhỏ từ 13.000-15.000đồng/thùng. Giá đá cây công nghiệp có giảm hơn giá dao động từ 22.000- 25.000đồng/cây.
Tính đến ngày 30/6, tổng sản lượng vải ở Lục Ngạn đã tiêu thụ đạt 82.255 tấn, trong đó vải sớm đạt 20.775/20.000 tấn, vải thiều 61.480 tấn. Giá bán dao động từ 13.000 - 30.000 đồng/kg; Vải thiều vùng xuất khẩu đi Nhật giá 30.000 đồng/kg. Trong ngày Công ty TNHH thương mại và Dịch vụ Rồng Đỏ cân 2 tấn vải xuất đi Nhật Bản.
Tính đến hết ngày 29/6, tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là trên 46.800 tấn. Ngoài ra, còn một số thị trường cao cấp khác như: Thị trường Mỹ 88,1 tấn; Thị trường Singapo 11 tấn; Thị trường Nhật Bản đã thu mua 53,7 tấn đã xuất được 37,7 tấn… Cùng với đó khoảng 650 tấn được chế biến tách cùi, ép nước đóng lon; Sấy khô trên 1.000 tấn, giá bán từ 70.000-90.000 đồng/kg.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVIII phiên họp thứ 19 diễn ra vào sáng 30/6, ông Nguyễn Việt Oanh, Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn cho biết, năm nay, việc tiêu thụ vải thiều hết sức thuận lợi; giá ổn định từ 20 - 50 nghìn đồng/kg, tùy từng loại vải. Các dịch vụ phụ trợ thùng xốp, đá cây... luôn được đáp ứng kịp thời đảm bảo cho các thương nhân đến thu mua xuất khẩu vải thiều. Năm nay, thị trường tiêu thụ vải thiều được mở rộng cả trong và ngoài nước. Thời gian tới, huyện Lục Ngạn tiếp tục mở rộng vùng cây ăn quả tập trung của tỉnh; tập trung đầu tư phát triển kinh tế rừng…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.