Qua quá trình trồng thử nghiệm, đến nay tại Bắc Giang đã sản xuất thành công vải thiều không hạt.
Vải thiều không hạt trồng tại Lục Ngạn.
Cuối năm 2019, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang phối hợp với các đơn vị liên quan, người dân đưa giống vải thiều không hạt về sản xuất tại xã Tân Sơn (Lục Ngạn) với hơn 500 cây.
Sau hơn 2 năm trồng, năm nay đã có một số cây vải thiều ra hoa, đậu quả. Kết quả, vải cho quả to, mã đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn đặc trưng, chín muộn.
Đặc biệt, quả không hạt khi trồng thuần còn một số quả thì hạt lép, rất nhỏ do giao phấn.
Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, cho biết, bước đầu cho thấy, vải không hạt cho kết quả khả quan, sinh trưởng, phát triển tương đồng với vải thiều bản địa. Sở tiếp tục phối hợp nghiên cứu, nhân rộng giống vải này tại Bắc Giang, góp phần đa dạng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng vải.
* Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, sau hơn 2 năm trồng, năm nay một số cây vải thiều không hạt đã ra hoa, đậu quả. Kết quả, vải cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn rất đặc trưng. Đặc biệt, quả không hạt khi trồng thuần còn một số quả hạt lép rất nhỏ do giao phấn.
"Hiện nay, UBND huyện Lục Ngạn đang triển khai một số mô hình trồng vải thiều không hạt trên địa bàn. Bước đầu chúng tôi đã có 500 cây vải cho ra quả với tổng sản lượng được vài tạ. Đây là sản phẩm mới đang được nhiều người săn lùng, đặt hàng nhưng do sản lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường nên dự kiến giá bán đang ở mức khoảng 200.000/kg. Hiên, toàn bộ sản lượng đã được bao tiêu, ký hợp đồng tiêu thụ"- ông Thi cho biết.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.