Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2021 | 21:11

Bắc Giang: Tăng cường quản lý chất lượng giống cây mắc ca

Mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang có Công văn yêu cầu UBND các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng giống cây mắc ca và cung cấp thông tin về thực trạng, tiềm năng phát triển mắc ca.

 Bắc Giang yêu cầu quản lý chất lượng giống cây mắc ca.

 

Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây mắc ca; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp không trồng cây giống thực sinh (cây gieo từ hạt) và các giống chưa được công nhận. Chỉ trồng cây giống được nhân bằng phương pháp vô tính (cây ghép) từ các dòng có năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận.

Cùng với đó, công bố công khai những cơ sở sản xuất, cung cấp giống cây mắc ca đảm bảo chất lượng trên địa bàn; đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng giống cây mắc ca không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật.

Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đồng thời, khuyến cáo phát triển cây mắc ca trong vùng đã trồng khảo nghiệm, thử nghiệm thành công và những nơi có điều kiện tương tự, gắn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Thống kê hiện trạng diện tích cây mắc ca đã trồng trên địa bàn tỉnh đến nay và ước sản lượng hạt năm 2021; tình hình chế biến, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trồng cây mắc ca.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan xác định tiềm năng về đất đai và kế hoạch phát triển cây mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của địa phương.

Trong đó, tập trung xác định diện tích trồng thuần tập trung trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp; diện tích trồng xen với cây nông nghiệp, cây dược liệu trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp; triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các cơ sở chế biến mắc ca trên địa bàn, các loại sản phẩm hàng hóa từ mắc ca.

Bắc Giang nổi tiếng với quả vải thiều, thủ phủ của nhiều loại cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, với mắc ca thì đây là loại cây mới. Do vậy, bên cạnh quản lý chặt chất lượng giống, Bắc Giang đang thống kê diện tích đã trồng, sản lượng hạt, tình hình chế biến, tiêu thụ từ đó có kế hoạch phát triển cho phù hợp. 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top