Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 12 năm 2021 | 9:48

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 22 năm không ngừng gia tăng trách nhiệm bảo vệ người gửi tiền

BHTGVN là tổ chức bảo hiểm tiền gửi duy nhất tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

BHTGVN đã xây dựng mạng lưới BHTG với trụ sở chính tại Hà Nội và 8 chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhằm theo sát bước phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD). 

bh.jpg

Những ngày đầu thành lập

Cuối những năm 90, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng và tác động mạnh đến Việt Nam. Ngành ngân hàng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: hoạt động tín dụng đứng trước thách thức lớn, tình hình lạm phát cao có chiều hướng trở lại, nợ xấu tăng. Mô hình quỹ tín dụng nhân dân mới được thí điểm thành lập còn sơ khai trong cách thức hoạt động, chưa gây dựng được niềm tin với người dân. Trong bối cảnh ấy, các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng khuyến nghị và hối thúc Việt Nam tổ chức lại hệ thống ngân hàng, xây dựng cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát các mô hình bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã và đang hoạt động trên thế giới. Ngày 09/11/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN). Theo đó, Điều 1 của Quyết định này nêu rõ: “Thành lập BHTGVN nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng”. 

Từ nguồn vốn ban đầu được cấp 1.000 tỷ đồng, tính đến quý III/2021, tổng tài sản của BHTGVN đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, trong đó Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt gần 74 nghìn tỷ đồng. Hiện BHTGVN đang bảo vệ cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia BHTG, gồm 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 01 ngân hàng hợp tác xã và 04 tổ chức tài chính vi mô.

Trong hành trình 22 năm hoạt động và lớn mạnh, BHTGVN thực hiện đồng thời hai nhóm nhiệm vụ chính trị: Thực hiện các nghiệp vụ thu phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) - chi trả tiền gửi được bảo hiểm; giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG. Qua đó, BHTGVN ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia, tham gia tích cực hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD, củng cố niềm tin của người gửi tiền.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và nỗ lực hoàn thành “mục tiêu kép”

Thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành trong cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội, công tác kiểm tra của BHTGVN gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, chất lượng các cuộc kiểm tra tiếp tục nâng cao với nhiều cách thức triển khai mới. Công tác giám sát được thực hiện đối với 100% tổ chức tham gia BHTG thông qua khai thác dữ liệu từ NHNN và thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm; theo dõi, phân tích và xây dựng các báo cáo giám sát định kỳ hàng quý đối với tổ chức tham gia BHTG, các báo cáo giám sát chuyên sâu định kỳ hàng tháng đối với QTDND có vấn đề; kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị NHNN các vấn đề bất thường phát sinh có thể gây rủi ro, mất an toàn hệ thống TCTD.

Việc kiểm soát, dự báo và cảnh báo sớm rủi ro tại các tổ chức tham gia BHTG giúp BHTGVN bảo đảm tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, giảm bớt khả năng đổ vỡ TCTD và xác suất phải chi trả tiền gửi được bảo hiểm; đồng thời, giúp giảm áp lực chi phí xử lý khủng hoảng lên ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội khác.

Bên cạnh những nghiệp vụ trên, BHTGVN còn dùng nguồn lực tài chính của mình cho vay đặc biệt khi tham gia kiểm soát đặc biệt (KSĐB) các TCTD. Để tham gia hỗ trợ xử lý các QTDND yếu kém được đặt vào tình trạng KSĐB, BHTGVN cử cán bộ tham gia Ban KSĐB, thực hiện miễn phí BHTG cho tổ chức tham gia BHTG được KSĐB theo quy định; nghiên cứu, xây dựng Quy chế đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, tổ chức tài chính vi mô được KSĐB và Quy chế tham gia vào quá trình KSĐB tổ chức tham gia BHTG; tham gia ý kiến đối với Phương án cơ cấu lại các QTDND được KSĐB; xây dựng dự thảo kế hoạch, đề cương Đề án tổng thể cơ cấu lại hệ thống QTDND và định kỳ báo cáo NHNN kết quả triển khai; thiết lập mức vốn dự phòng đối với nghiệp vụ cho vay đặc biệt năm 2021, sẵn sàng cho vay đặc biệt khi có phát sinh.

Trong thời gian tới, BHTGVN cho biết sẽ nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho cán bộ, người lao động, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. BHTGVN sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá quá trình thực thi Luật BHTG, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật này hướng tới thông lệ quốc tế, nâng cao vai trò của BHTGVN trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Có thể thấy, vai trò và nhiệm vụ của BHTGVN đã và đang ngày một quan trọng, trở thành một mắt xích không thể thiếu của hệ thống ngân hàng. Để phát huy hơn nữa vai trò là công cụ hữu hiệu của Chính phủ, NHNN nhằm bảo vệ hiệu quả người gửi tiền, BHTGVN cần không ngừng phát triển nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực…, cùng với ngành ngân hàng nâng cao nhận thức công chúng, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ngân hàng - BHTG, qua đó góp phần xây dựng nền tảng cho một thị trường tài chính – ngân hàng minh bạch, hiệu quả, đảm bảo kỷ luật thị trường.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top