Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 | 16:40

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam song hành cùng sự phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng

Trong hơn 20 năm kể từ khi được thành lập đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) luôn đồng hành cùng người gửi tiền và các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, góp phần đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh và bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng.

bh2.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

 

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền

Phát biểu tại một sự kiện tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG), bà Nguyễn Thị Hải Vân - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hải Dương nhận định: Chính sách BHTG có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Thực tiễn triển khai chính sách BHTG cho thấy, thông qua các nghiệp vụ của mình, BHTGVN đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của các TCTD, qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và duy trì an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. “BHTGVN đã khẳng định vai trò, vị thế là công cụ hữu hiệu của NHNN trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng đối với hoạt động của hệ thống các TCTD” - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương nhấn mạnh.

Không chỉ bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia BHTG. Theo đó, ngay từ khi mới thành lập, QTDND đã được BHTGVN cấp Chứng nhận BHTG với cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngoài ra, cán bộ nghiệp vụ của BHTGVN cũng thường xuyên liên hệ với Quỹ để trao đổi thông tin, cập nhật những thay đổi về cơ cấu tổ chức, tình hình họat động của Quỹ, hướng dẫn tính và nộp phí BHTG, truyền gửi thông tin báo cáo điện tử, chia sẻ kinh nghiệm về nghiệp vụ để QTDND ngày càng an toàn, hiệu quả và tạo được niềm tin của người dân địa phương.

Những năm qua, BHTGVN luôn theo dõi, giám sát thường xuyên và kiểm tra định kỳ đối với các QTDND. Trong đó, nghiệp vụ giám sát tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng của các quỹ; việc chấp hành quy định về BHTG cũng như tuân thủ quy định an toàn hoạt động ngân hàng; qua đó cảnh báo rủi ro, sai phạm, yếu kém mà QTDND cần khắc phục; đồng thời kiến nghị NHNN xử lý kịp thời. Đặc biệt, với những QTDND có vấn đề, BHTGVN thực hiện giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, nhất là tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm, chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.

BHTGVN cũng thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm tại các QTDND nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm, từ đó đề xuất biện pháp xử lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi BHTG.

Địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có 09 QTDND với 13.127 thành viên, bình quân mỗi quỹ có 1.459 thành viên. Tổng nguồn vốn đạt 361 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 309 tỷ đồng và tổng huy động tiền gửi đạt 252 tỷ đồng. Nợ xấu chỉ chiếm 1,1% dư nợ. Theo ông Lê Công Thành - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre, BHTGVN góp phần tích cực vào sự phát triển vững chắc, an toàn hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đóng góp vào kết quả chung của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, từ đó góp phần tạo nguồn vốn phục vụ thành viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

Ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch HĐQT QTDND Phú Thứ (Kinh Môn, Hải Dương) cũng chia sẻ: Sự ra đời của BHTGVN có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của hệ thống QTDND nói chung và QTDND Phú Thứ nói riêng. BHTG đã đem một làn gió mới đến QTDND Phú Thứ, giúp người dân giảm bớt tâm lý e ngại khi gửi những khoản tiền mồ hôi công sức của mình vào QTDND vì đã có BHTGVN bảo vệ cũng như sẵn sàng chi trả bảo hiểm nếu có đổ vỡ.

Tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống QTDND

Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND, đã khẳng định vai trò ngày càng lớn của BHTGVN. Theo đó, cùng với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, BHTGVN tham gia hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các quỹ tín dụng nhân dân; tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các QTDND. Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 209/QĐ-NHNN ngày 31/1/2019 của Thống đốc NHNN cũng nêu giải pháp nâng cao vai trò của BHTGVN. Cụ thể: Tăng cường vai trò và sự phối hợp của BHTGVN trong việc xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD. Như vậy, BHTGVN sẽ ngày càng đồng hành chặt chẽ hơn với hệ thống QTDND trong quá trình tái cơ cấu.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hải Vân - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương cho biết: “BHTGVN đã phối hợp chặt chẽ với NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương giúp các TCTD phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả. Cụ thể, BHTGVN đã thực hiện tốt công tác chia sẻ thông tin, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, tọa đàm về những sự cố, bài học kinh nghiệm về cách xử lý, khắc phục; qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế chính trị, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. Đặc biệt là sự hỗ trợ, phối hợp nhằm giảm áp lực cho NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chức năng kiểm tra đối với hệ thống QTDND trên địa bàn”.

Bên cạnh đó, theo bà Vân, BHTGVN cần nghiên cứu, đề xuất nội dung để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan trong việc sử dụng nguồn lực nhằm tham gia hỗ trợ, xử lý các TCTD trong quá trình tái cơ cấu; đặc biệt là hỗ trợ phục hồi đối với các QTDND gặp vấn đề.

Bên cạnh nhiều ý kiến đóng góp để BHTGVN phát huy hiệu quả hoạt động trên các mảng nhiệm vụ mới được giao, nhiều QTDND cũng đề xuất việc tăng hạn mức BHTG để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống QTDND nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung, hạn mức BHTG cao hơn sẽ khiến người gửi tiền càng thêm yên tâm trao gửi những khoản chắt chiu dành dụm của mình cho các TCTD.

Có thể nói, vai trò của tổ chức BHTG là vô cùng quan trọng không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế. Với sự đồng hành của tổ chức BHTG, hệ thống ngân hàng sẽ phát triển ngày càng an toàn, bền vững, đồng thời quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được đảm bảo.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top