Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 2 năm 2018 | 15:31

Bí quyết độc đáo của nghề làm tương Bợ ở Thanh Thủy

Bao thế hệ người dân Thanh Thủy đã sinh sống bên bờ sông Đà, cũng từ đây nhiều làng nghề hình thành và phát triển. Điển hình là làng nghề truyền thống làm tương Thạch Đồng.

Vượt chặng đường hơn 60km từ Hà Nội, chúng tôi đến Thanh Thủy (Phú Thọ) một chiều cuối năm. Ngoài kia, dòng sông Đà huyền thoại với những thác ghềnh, xoáy nước có thể nuốt chửng tàu giặc như trong trận Tu Vũ năm nào giờ đây trở nên hiền hòa, xanh biếc. Bao thế hệ người dân Thanh Thủy đã sinh sống bên bờ sông Đà, cũng từ đây nhiều làng nghề hình thành và phát triển. Điển hình là làng nghề truyền thống làm tương Thạch Đồng.

a2.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Xoan chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm tương làng Bợ.

 Trao đổi với chúng tôi, anh Vũ Văn Dần, Trưởng khu 3, xã Thạch Đồng phấn khởi cho biết: Thạch Đồng là 1 trong 4 làng nghề truyền thống của huyện Thanh Thuỷ đã được UBND tỉnh công nhận. Trên địa bàn xã, chỉ tính riêng khu dân cư số 3 đã có 40 hộ sản xuất các ngành nghề khác nhau, thu hút hàng trăm lao động, trong đó có nhiều hộ làm tương truyền thống, nhưng nổi tiếng vẫn là 2 cơ sở Phượng Hiệp và Triệu Xoan.

Doanh thu từ các ngành nghề đạt hơn 2 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng thu nhập trong khu. Để duy trì, nhân rộng, khuyến khích phát triển nghề sản xuất tương truyền thống; tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của tỉnh, của huyện, xã đã có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất; đồng thời tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi, mở thêm các điểm bán hàng nên sản phẩm tương làng Bợ đã được thị trường đón nhận, sức tiêu thụ ngày càng tăng.

Theo chân anh Dần, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất tương của gia đình chị Trần Thị Phượng, con dâu nghệ nhân Chu Thị Hiệp, ở khu 3, đúng lúc gia đình chị đang bận rộn tính sổ sách xuất hàng cho khách. Bắt gặp chúng tôi, chị vui vẻ mời chào thân mật và nhanh nhảu chia sẻ thành công trong những năm qua với nghề làm tương truyền thống: Nghệ nhân Chu Thị Hiệp có thâm niên trong nghề hơn 40 năm và tôi về làm dâu,  được gia đình truyền nghề đến nay đã 20 năm. Khi nghệ nhân Chu Thị Hiệp qua đời, chị là “hậu duệ” kế thừa làm nghề của mẹ và đã đạt những thành công đáng kể, sản phẩm tương Phượng Hiệp của gia đình đã tham gia các hội chợ triển lãm quảng bá thương hiệu tại TP.Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

a1.jpg
Tương được đem phơi nắng.

 Theo chị, bí quyết để có sản phẩm tương ngon quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu, ủ mốc, ngâm nước đỗ, nghề làm tương thường bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng 10 hàng năm vì thời tiết mùa đông sẽ khó cho quá trình làm tương.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xoan,  78 tuổi, là nghệ nhân làm tương ở xã Thạch Đồng, cho biết, gia đình bà đã có 4 đời cha truyền con nối làm tương. Trong câu chuyện về bí quyết làm tương, bà Xoan cho biết, các nguyên liệu  chủ yếu để làm tương bao gồm: muối, gạo nếp và đậu tương. Muốn làm ra sản phẩm tương ngon thứ thiệt, đầu tiên phải chọn loại gạo sạch, không có thóc lẫn và các hạt gạo phải đều. Gạo sau khi chọn lọc kỹ được đem ngâm khoảng 8 - 9 tiếng rồi cho vào xôi. Sau khi xôi xong, đổ gạo ra các nong, trải đều và dùng 2 nong úp lại trong 3 ngày thì được một mẻ khoảng 60kg gạo .

Khâu được cho là quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng tương là khâu rang mốc. Bà Xoan chia sẻ, khi rang đỗ phải rang làm sao cho hạt đỗ phải thẩm chín đều từ trong ra bên ngoài, tránh hiện tượng hạt bên trong còn trắng mà bên ngoài vàng sẽ làm cho tương bị chua.

Sau khi rang đỗ xong thì đến công đoạn xay và lên mốc rồi cho nước, muối  với tỷ lệ 10kg gạo : 2kg muối và đem phơi nắng. Tương sau khi phơi 3 nắng thì có thể ăn được, nhưng càng phơi nhiều nắng thì tương càng ngon hơn.

Bình quân mỗi tháng gia đình bà Xoan làm khoảng 1 tấn gạo tương, tương đương với khoảng 3.000 lít tương thương phẩm, vừa giải quyết việc làm cho con cháu trong nhà, vừa đem lại khoản thu nhập đáng kể cho gia đình.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn thực phẩm cũng được các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ về kiểm tra và công nhận tương của bà đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Chỉ là những chiếc chúm bắt tôm, hay những chai tương nhỏ bé nhưng nó phục vụ cho nhu cầu thiết thực nhất của cuộc sống. Để phát triển hơn nữa các làng nghề này, thiết nghĩ, Thanh Thủy cũng nên quan tâm phát triển du lịch làng nghề. Qua đó, có thể đem hình ảnh và các sản phẩm của làng nghề Thanh Thủy đến với du khách thập phương.

Hữu Thắng

 


 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top