Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2016 | 8:12

Bí thư Đinh La Thăng: Giảm thuế, mở đường cho Doanh nghiệp nhỏ phát triển

KTNT  Sáng 8-3, tại Hội trường TP. HCM, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và doanh nhân trên địa bàn năm 2016 với chủ đề “ Lắng nghe và đổi mới”.

Nhiều vấn đề “nóng” như lãi suất ngân hàng, tăng thuế nhập khẩu, cải cách thủ tục hành chính, cạnh tranh thị trường đã được đưa ra trao đổi thẳng thắn trong Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, cùng đại diện các cơ quan ban ngành và hơn 170 Hiệp hội doanh nghiệp trong thành phố.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, phát biểu

Bước vào phiên họp, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu, trong thời kỳ hội nhập, cộng đồng doanh nghiệp chính là lực lượng tiên phong cho sự phát triển kinh tế của thành phố, đất nước, do đó lãnh đạo thành phố luôn coi trọng và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để xây dựng lực lượng doanh nghiệp lớn mạnh. Mục tiêu của hội nghị là “ nói thẳng, nói thật”. Thành phố (TP) sẽ lắng nghe những chia sẻ của doanh nghiệp về công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước để cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ.

Giảm thuế, mở đường cho DN nhỏ phát triển

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, đối với thị trường của ngành cơ khí hiện nay có hai bài toán khó là nguồn nhân lực khó đào tạo và những khó khăn trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế. Muốn mua thiết bị từ nước ngoài, doanh nghiệp (DN) phải trả thuế nhập khẩu lên đến 10%. Bất cập ở chỗ giá thuế quá cao trong khi giá sản phẩm làm ra thấp, gây khó khăn cho sự phát triển của DN. Ông cũng đề nghị Nhà nước xem xét giảm thuế thu nhập, thuế VAT, giảm thuế suất. Việc hoàn thuế thay đổi từ ba tháng sang một năm trong thực tế sẽ khiến cho DN gặp khó khăn mà Nhà nước không được gì. Có chính sách mở triển lãm cho DN

Tại Hội nghị, ông Vũ Hải Hà, Giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistic phát biểu, 80% số lượng DN ở Việt Nam là DN vừa và nhỏ.  Ông Hà bày tỏ mong muốn TP sẽ tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa cho đối tượng này. Việc Việt Nam sắp gia nhập Hiệp định thương mại TPP sẽ là liều doping cuối cùng cho DN nước ta (đặc biệt là DN nhỏ và vừa ). Ông Hà cũng kiến nghị TP nên tạo các quỹ đầu tư rủi ro và có chính sách cổ súy, phát triển các chương trình khời nghiệp để tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Quang cảnh hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và doanh nhân trên địa bàn năm 2016 với chủ đề “ Lắng nghe và đổi mới”

Đồng ý kiến, anh Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM mong muốn TP sẽ cam kết bình đẳng trong cách chính sách hỗ trợ đầu tư, không phân biệt đối xử giữa các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ dễ tổn thương. Cải cách hành chính, hạn chế các vấn đề nhũng nhiễu, làm phiền dân, tạo dựng lòng tin và niềm tin cho khối DN. Nếu nhà đầu tư an tâm để dốc vốn đầu tư thì đó sẽ là tín hiệu vui cho sự phát triển kinh tế của TP trong tương lai.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may TP. HCM đặt ra nhiều lo ngại khi phát biểu về tình trạng của ngành may mặc. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng 10% so với 2014, tuy nhiên lợi nhuận thu về khiêm tốn vì chi phí nhập khẩu nguyên liệu lớn. Phần lãi công ít ỏi  khiến đời sống của công nhân ngành dệt, nhuộm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, DN còn phải chật vật cạnh tranh được với thị trường hàng giả hàng nhái giá thành rẻ hơn rất nhiều vì không phải nộp thuế và cam kết về chất lượng. Trong ngành may mặc hiện nay chỉ có một số DN lớn như Việt Tiến, Smartex… có đủ tiềm lực trụ vững, đa số các doanh nghiệp nhỏ đều đang đứng lao đao trên bờ vực. “Cơ hội tới, lực ở đâu để DN khai thác cơ hội ?”, đó là câu hỏi đầy trăn trở của ông Phạm Xuân Hồng.

Ông Hồng kiến nghị TP cần có các gói hỗ trợ kinh tế, dù nhỏ cũng có thể giảm bớt gánh nặng cho DN. Riêng với thông tin điều chỉnh lãi suất ngân hàng, ông hy vọng ngân hàng sẽ có những điều chỉnh hợp lý. Theo ông, lãi suất của các DN nước ngoài chỉ từ 1 – 1,5% là tối đa, trong khi các DN Việt Nam phải chịu mức lãi suất  6 -8 % là vô lý. Với mức lãi suất cao như vậy, liệu rằng các doanh nghiệp VN có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài không còn là một câu hỏi khó.

Chủ tịch hội Lương thực thực phẩm TP. HCM, bà Lý Kim Chi đề xuất TP nên tạo cơ chế để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội hội nhập sâu và rộng các hiệp định thương mại quốc tế. Hiện các DN vô cùng vất vả vì hàng hóa ngoại nhập tràn vào hệ thống các siêu thị lớn, chiếm một phần lớn thị phần của ngành doanh nghiệp thực phẩm. Dù đều đóng thuế như nhau nhưng các DN trong nước chưa được đối xử bình đẳng trong việc đưa hàng lên kệ. Các DN cũng chưa được tham gia chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại nào. Bà Chí hi vọng trong tương lai, TP sẽ hỗ trợ kinh tế và cơ chế thông thoáng để tạo đường cho DN phát triển, có sức cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Cam kết của thành phố với doanh nghiệp

Phát biểu kết thúc hội nghị, Bí thư Đinh La Thăng cho biết: “Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là thay đổi nhận thức của các sở, ban ngành. Chúng ta không thể xem DN là đối tượng quản lý mà phải là đối tượng phục vụ vô điều kiện”.

Bí thư cũng  thay mặt TP đưa ra 5 cam kết với doanh nghiệp. Thành phố cam kết tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN bất kể lớn, nhỏ, trong nước, hay ngoài nước, miễn đó là DN làm ăn, phát triển có hiệu quả. TP cam kết không phân biệt đối xử, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng được trân trọng và tạo điều kiện hơn. TP sẽ có nhiều cải cách thủ tục hành chính, nâng cao phẩm chất đội ngũ công nhân viên chức Nhà nước, những người làm việc chậm chạp sẽ bị loại ra khỏi hệ thống công quyền. TP cam kết giải quyết các vướng mắc, tiếp thu những kiến nghị, đồng thời tạo điều kiện cho DN chủ động tham dự việc xây dựng cơ chế đột phá để TP phát triển nhanh, mạnh và bền vững. TP sẽ thực hiện tái cơ cấu DN Nhà nước (chậm nhất là đến năm 2017 sẽ hoàn thiện cơ cấu DN Nhà nước, tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các DN ).

Lãnh đạo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tặng qua cho các lãnh đạo thành phố, doanh nhân nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3

Về phía DN, Bí thư Đinh La Thăng cũng đưa ra đề nghị DN hãy có niềm tin vào sự phát triển của chính DN và lắng nghe sự đổi mới tích cực từng ngày của TP, những việc có thể thay đổi TP sẽ thay đổi ngay và luôn. Các DN vừa và nhỏ cần liên kết với nhau, mối liên kết trung thực, lành mạnh sẽ tạo nên sức mạnh. Bên cạnh đó, DN cũng cần chủ động đẩy mạnh chuyển hóa cơ cấu, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh để chuẩn bị cho hội nhập; tham gia 7 chương trình đột phá của thành phố, có chương trình xây dựng các thương hiệu lớn sánh với các nước trong khu vực; phối hợp với TP thiết lập trung tâm đào doanh nhân (đây cũng là 1 trong 7 chương trình đột phá của TP). Các DN làm ăn hiệu quả, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế sẽ được TP vinh danh, khen thưởng hàng năm.

T.P

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top