Vụ Đông Xuân năm nay, toàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) trồng hơn 100ha diện tích bí xanh, tập trung nhiều nhất tại các xã: Cẩm Sơn, Vĩnh Sơn, Đức Sơn, Tào Sơn…
Thời gian vừa qua, bà con nông dân huyện Anh Sơn đang rộn ràng vào vụ thu hoạch bí xanh. Nhờ đầu tư chăm sóc chu đáo và đảm bảo nguồn nước nên diện tích bí phát triển tốt và năng suất đạt cao. Cùng với đó, vụ bí xanh năm nay, vào thời điểm thu hoạch, giá bí cao nên lợi nhuận thu được cũng khá.
Các hộ dân phấn khởi chia sẻ, bí xanh là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, tính từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ khoảng 3 tháng và cho thu hoạch liên tục từ 4-5 lứa. Chi phí đầu tư cũng rẻ, công chăm sóc và thu hoạch thì tận dụng nhân lực trong gia đình. Ngoài ra, so với các giống bí khác, giống bí ở Anh Sơn có ruột đặc, thịt quả chắc, dễ bảo quản nên thuận lợi trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ.
Bí sau khi thu hoạch được thương lái mua tại ruộng với giá từ 10 đến 15.000/kg. Với mức giá này sau khi trừ chi phí người trồng bí lãi khoảng trên 10 triệu đồng/sào.
Theo ông Nguyễn Ngọc Giang – Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Anh Sơn, bí xanh là giống cây trồng truyền thống của người dân địa phương. Mọi năm, giá bí xanh rất bấp bênh khiến thu nhập người dân không ổn định. Năm nay, giá bí thu mua tại ruộng cao hơn 10.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 17-18.000/kg. Vừa được mùa vừa được giá nên bà con nông dân ai cũng rất phấn khởi.
Từ hiệu quả cây bí xanh mang lại, huyện Anh Sơn đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng bí xanh. Đồng thời, khuyến khích người dân sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón hóa học nhằm tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa sạch, đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.