Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 27 tháng 1 năm 2019 | 15:21

Bình Thuận: Nhà vườn chong đèn “sưởi” ấm thanh long Tết 2019

Sau thời gian rớt giá sâu (9/2018), thanh long vụ nghịch Bình Thuận đã tăng cao, 18 - 20.000 đồng/kg. Hiện, bà con đang chong đèn “sưởi” ấm cho cây kịp Tết 2019 đang cận kề.

Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam - hai địa phương có diện tích thanh long lớn nhất Bình Thuận. Hiện, các nhà vườn ở đây đang rực rỡ ánh đèn, để kịp Tết Kỷ Hợi 2019.

 

t-l-9999.jpg

 Nhà vườn chong đèn sưởi ấm cho thanh long kịp đón Tết  

 

Ban ngày là sắc xanh của cành, lấp ló màu trắng của nụ, bông, ban đêm điện rực sáng cả một vùng, đó cũng là những mầm hy vọng của bà con Bình Thuận về một mùa thanh long được giá dịp cuối năm.

Bà Vũ Thị Hồng, xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, có 1.600 trụ thanh long, cho biết: “Sau đợt giảm giá sâu đến nay, dù đã cao trở lại, nhưng chưa có hàng bán, hiện tôi đang chong đèn đợt thứ 2, dự kiến vài ngày nữa sẽ xuất trái. Riêng pha thứ 3, sẽ “canh” thời gian thu hoạch trùng vào dịp rằm tháng Giêng 2019”.

Ông Nguyễn Tánh xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, có 1.000 trụ thanh long, chia sẻ: Tôi chia làm 2 pha, trong đó pha đầu tiên đã xuất bán, dịp Tết Dương lịch, pha còn lại còn vài ngày nữa.

Theo ông Tánh, với chi phí chong điện hiện nay nếu thanh long khoảng 15.000 đồng/kg, đã có lãi 1/2 giá trị (sau khi trừ chi phí). Do đó, việc thanh long có giá cao trở lại như hiện nay, sẽ là niềm vui  lớn cho bà con, nhất là thời điểm năm hết Tết đến. Tuy nhiên, phải có chế độ chăm sóc phù hợp thì mới được.

Đó cũng là khuyến cáo của Sở Nông nghiệp Bình Thuận, ông Phạm Hữu Thủ - Chánh văn phòng, cho biết: Hiện, đã vào mùa khô, cộng với thanh long được giá, nên bà con đang tập trung chăm sóc, tăng cường thâm canh; chong đèn trái vụ để có sản lượng cao nhất, đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán 2019.

Để sản xuất thanh long hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con thực hiện tốt chương trình sản xuất an toàn theo hướng VietGAP, đảm bảo vệ sinh ATTP. Nếu cành còn suy yếu thì phải chờ phục hồi hoàn toàn mới bắt đầu chong đèn. Tùy theo thời tiết, để quyết định thời gian chong, cũng như kỹ thuật mắc bóng đèn.

 Đồng thời, tăng cường hơn nữa phòng chống dịch bệnh trên cây thanh long, nhất là bệnh đốm nâu; vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối… để hạn chế thấp nhất nguồn bệnh. Đối với diện tích bị ngập lụt, sau khi thoát nước nhanh, cần bổ sung ngay nguồn phân bón, nhất là phân hữu cơ vi sinh để bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây.

Tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cây . Khai thác phải đi đôi với bổ sung dinh dưỡng, đảm bảo sức sống cho cây, không được khai thác quá mức. Về lâu dài, cần tổ chức liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ…

Từ sự chăm chút kỹ lưỡng từng pha đèn, các nhà vườn đang rất hy vọng lứa thanh long vụ Tết 2019 sẽ đạt sản lượng cao, mẫu mã đẹp và nhất là được giá…

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Ngọc Hai, cho biết, nhằm hạn chế sản lượng thanh long tăng đột biến trong thời gian ngắn, tránh tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ, phát triển bền vững… UBND tỉnh đã yêu cầu các sở ngành, địa phương khuyến cáo người dân sản xuất rải vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Sản xuất và tiêu thụ theo mô hình chuỗi liên kết, để đáp ứng yêu cầu thị trường. Đồng thời, tích cực tham gia hội nghị xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, để mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Được biết, tính đến cuối năm 2018, diện tích thanh long Bình Thuận đạt 29. 450 ha, sản lượng xấp xỉ 600.000 tấn. Diện tích được chứng nhận VietGap 10.073 ha/ 9.800 ha. Điều đáng ghi nhận là, Bình Thuận ước tiêu thụ nội địa 15%, còn lại là xuất khẩu. Trong đó, có 3 – 5% xuất khẩu chính ngạch, còn lại xuất khẩu biên mậu, chủ yếu sang Trung Quốc.

 ĐBSCL: Trái cây Tết mất mùa, giá sẽ tăng  

 Vùng ĐBSCL là nơi sản xuất, cung ứng trái cây chủ lực của cả nước. Những ngày này nông dân đang chăm sóc trái cây để thu hoạch đúng thời điểm Tết, nhằm bán được giá. Cái khó năm nay là thời tiết không thuận lợi, khiến nhiều vườn cây đậu trái  kém...

 

buoi-666-tang-gia.jpg

 Bưởi da xanh dịp Tết ở ĐBSCL bắt đầu nhích giá. Ảnh: Hưng Tân

 

Bưởi da xanh là trái cây được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, còn được chưng Tết cổ truyền, do đó luôn hút hàng. Đi dọc các vườn bưởi xã Kế Thành, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), chúng tôi thấy, nhiều nhà vườn đang hối hả chăm sóc bưởi kịp Tết.

Ông Đặng Văn Nám, xã Kế Thành, có 3,3ha bưởi da xanh, bộc bạch: “Càng gần Tết, thương lái kéo về càng đông. Năm nay, thời tiết không thuận lợi, nên bưởi giảm mạnh khoảng 30% so mọi năm; vì vậy, nhà vườn chưa bán sớm”.

Ông Nám cho hay, cách nay một tháng, ông đã tuyển khoảng 10 tấn để bán trước, với giá xô 35.000 đồng/kg; hiện, ông đang “o bế” hàng Tết khoảng 18 tấn bưởi da xanh “loại xịn”, hy vọng bỏ túi hơn 1 tỉ đồng để ăn Tết lớn…

Tại các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách ( Bến Tre) là những nơi trồng bưởi da xanh rất nhiều, người dân đang dồn sức cho vụ Tết. Ông Đào Văn Minh, huyện Châu Thành, cho rằng, bưởi da xanh sản xuất quanh năm, nhưng Tết vẫn là vụ chủ lực, bởi được giá và nhu cầu cao.

Tuy nhiên, cái khó của bưởi Tết là vào tháng 5, 6 âm lịch mưa nhiều, khó đậu trái; vì vậy không ít vườn giảm sản lượng.

Ngoài ra, những hộ trồng xoài Tết cũng không vui bởi xoài mất mùa. Ông Lê Đức Đạt, T.p Cao Lãnh (Đồng Tháp), than: “Những năm trước, tôi canh tác xoài Tết khoảng 5 công, thu nhập hơn 150 triệu đồng. Song, Tết 2019  chắc không nhiều, bởi sản lượng giảm”.

Theo ông Đạt, giai đoạn xử lý xoài Tết ra bông thì bị mưa, khiến xoài đậu trái ít. UBND Hòa An cho biết, toàn xã có hơn 480ha xoài, đây là cây thế mạnh của địa phương. Song, do ảnh hưởng thời tiết nên vụ xoài Tết 2019 sản lượng giảm.

Thủ phủ quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) cũng giảm, Ông Đặng Thanh Lâm, Phó Giám đốc HTX Quýt hồng Lai Vung, nhìn nhận: “Quýt hồng trái to, đẹp, da vàng óng,  mỗi năm chỉ thu hoạch duy nhất 1 vụ vào dịp Tết, nên được ưa chuộng để chưng cúng”.

Hiện, thời điểm này, nông dân bám miết ngoài vườn để chăm sóc quýt. Song, bất lợi năm nay là dịch bệnh bùng phát dữ dội khiến hơn 390ha quýt bị vàng lá, nhiều vườn thất thu  trong vụ Tết”.

Ông Đàm Văn Hưng, Chủ doanh nghiệp kinh doanh bưởi da xanh Bến Tre, nhận định, hiện, bưởi da xanh dao động không cao, chỉ 30.000 đồng/kg, nhưng mấy ngày nay đã tăng lên 45 -50.000 đồng/kg.

 Dự báo càng gần Tết, giá càng tăng, nhiều khả năng bưởi Tết sẽ lên mức 55-60.000 đồng/kg trở lên là không khó, do nhu cầu trong nước tăng mạnh, và xuất khẩu sang Trung Quốc, Singapore, châu Âu… cũng đang tăng.

Lãnh đạo HTX Bưởi da xanh Kế Thành (Sóc Trăng) tiết lộ, thương lái T.p Hồ Chí Minh, phía Bắc, ĐBSCL… đặt mua bưởi Tết loại 1 với giá 55-60.000 đồng/kg, nhưng người dân bán ra vẫn chưa nhiều. Do dự báo các loại trái cây đặc sản mất mùa, sản lượng giảm, trong khi nhu cầu dịp Tết tăng, giá cả sẽ cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Thực, Phó Giám đốc HTX Xoài Hòa Lộc, (Tiền Giang), dự báo: “Thương lái về Tiền Giang mua xoài loại 1 từ 80-85.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 70.000 đồng/kg… tuy nhiên, do sản lượng giảm nên chưa thu mua được nhiều. Dự kiến, gần Tết xoài cát Hòa Lộc sẽ tăng 20 -40.000 đồng/kg, bởi nhu cầu Tết rất cao. 

Thừa Thiên Huế: Đích đến mô hình vườn mẫu

Dù chưa chính thức đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nhưng xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đã hướng đến đích xã NTM  kiểu mẫu, bắt đầu từ việc xây dựng vườn mẫu, thôn kiểu mẫu.

qb-3333-v.jpg

 Mô hình kinh tế vườn tại Phước Yên

Đường bê tông phẳng lỳ, hai bên là những trụ đèn chiếu sáng do người dân đầu tư dọc tuyến đường vào thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Bờ rào, hàng dậu, cũng được cắt tỉa gọn gàng, tranh thủ dọn dẹp sân vườn, cổng ngõ chuẩn bị đón Tết 2019.

Ông Cao Ngà, thôn Phước Yên, cho biết, khu vườn 500m2 trồng chuối, rau ngót nhếch nhác vừa được ông khoanh bằng tường, rào thép B40. Những cây trồng tạp trước đó được nhổ bỏ thay thế là các loại rau và  8 sào rau má, mỗi năm thu hơn 150 triệu đồng.

Ông Ngà chia sẻ: Được xã chọn xây dựng vườn kiểu mẫu, nên tôi phải khoanh vùng lại vườn nhà, tính toán trồng cây vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có hiệu quả kinh tế. Đồng thời, đầu tư hệ thống tưới phun tự động để giải phóng sức lao động.

Phước Yên là 1 trong 2 thôn của Quảng Thọ, và là 1 trong 5 thôn được  chọn xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Hiện, Quảng Thọ đang xây dựng cho 2 thôn nội dung từng tiêu chí; rà soát, tổng hợp những tiêu chí còn thiếu, yếu để thực hiện.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ từng thôn, và phụ trách từng tiêu chí, để đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.

Ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ thông tin, thôn kiểu mẫu NTM là thôn không chỉ kết cấu hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ mà đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao; môi trường xanh- sạch - đẹp; hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự xã hội giữ vững.

Hai thôn được chọn đều có những ưu thế cụ thể, ví như, tại Phước Yên, kinh tế chủ yếu là rau má, cá lồng, trong khi thu nhập toàn xã mới đạt 36 triệu đồng, thì thôn đã đạt 40,3 triệu đồng.

Thôn Phước Yên có hạ tầng tương đối tốt, điện chiếu sáng đồng bộ, cảnh quan môi trường đảm bảo. Trong 5 vườn mẫu chọn làm điểm, thôn có cả 5 vườn. So với tiêu chí thôn kiểu mẫu  thì Phước Yên và La Vân Hạ đạt từ 18-20 chỉ tiêu, các chỉ tiêu còn lại sẽ nỗ lực trong năm 2019.

Nhà vườn sưởi ấm cho thanh long, kịp Tết 2019; trái cây Tết mất mùa, khiến giá tăng cao; đích đến của mô hình vườn mẫu năm 2019, là tin tuần qua tại nhiều địa phương.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top