Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 8 năm 2019 | 15:26

Bình Xuyên: Sản xuất thành công nấm đùi gà Hàn Quốc

Một công nhân Việt, sau khi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, trở về nước, đã sản xuất thành công loại nấm đùi gà nổi tiếng của nước này.

Là thợ cơ khí, sau 9 năm xuất khẩu lao động, làm nghề trồng nấm ở Hàn Quốc, khi trở về nước, bằng sự tích luỹ của mình, ông Phùng Đức Định, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã sản xuất thành công loại nấm đùi gà nổi tiếng của xứ Hàn. 


img_6108.JPG

 Ông Định đang kiểm tra nấm

Ông Thịnh cho biết, trước khi đi xuất khẩu lao động, ông đã có 3 năm là thợ cơ khí ở Thành phố Cần Thơ, sang Hàn Quốc 9 năm, đã có 7 năm sản xuất nấm.

Vì vậy, khi về nước, ông rất trăn trở, và muốn hành nghề sản xuất nấm đùi gà Hàn Quốc tại Việt Nam. Song, ông đang băn khoăn, cân nhắc, sản xuất có lãi hay không? Trong khi ở Việt Nam, nấm Trung Quốc đang tràn lan, và giá rẻ.

Nhưng do đam mê, và quyết tâm làm thật, nên ông đã thành lập Công ty TNHH nấm Phùng Gia; xây dựng xưởng và tiến hành nuôi trồng. Về công nghệ và trồng thử nghiệm, thì không ngại, do ông đã trải qua thực tế 7 năm ở Hàn Quốc.

Mặt khác, nguyên liệu làm nấm trong nước rất nhiều, ví như: mùn cưa, bã ngô, cám ngô, cám gạo, và các phụ phẩm nông nghiệp, vì vậy, khi bắt tay sản xuất đã có sản phẩm ngay.

Tuy nhiên, buổi đầu, trở ngại lớn nhất là không có máy móc để sản xuất, nếu nhập khẩu của Hàn Quốc, hoặc Nhật Bản thì rất đắt, lên tới vài tỷ đồng Việt Nam, không đủ tiền để mua.

Vừa cân nhắc, vừa thử nghiệm, sẵn nghề cơ khí trong tay, ông đã tự chế tạo máy sản xuất nấm, từ nguyên liệu trong nước. Để máy móc có độ chính xác cao, hoàn hảo, ông đã liên kết sản xuất với các kỹ sư giỏi trong nước.

Ví như, máy trộn nguyên liệu tự động, tự bơm nước, tự trộn; máy đóng nắp lọ; máy đóng giá thể vào lọ. Hoặc, đơn giản như lọ đựng nấm, Công ty cũng phải mua máy móc để sản xuất, do lọ của Việt Nam có sẵn trên thị trường muốn sử dụng vẫn phải chỉnh sửa.   

Nhờ quyết tâm cao, năng nổ, chỉ sau thời gian ngắn, Phùng Gia đã có sản phẩm như mong muốn. Hiện, bình quân 1 ngày, Công ty bán ra 4 -5 tạ nấm thành phẩm, khách buôn đến lấy tại nhà, không phải đi chợ bán; giá bình quân 150 – 170.000 đồng/kg.

Hiện, công ty có 14 người, trong đó 4- 5 người trực tiếp sản xuất, còn lại là công đoạn đóng gói, sơ chế. Mức lương công nhân, nam 6 triệu đồng/người/tháng, nữ 4,5 triệu đồng/người/tháng.

 

img_6089.JPG

 Cán bộ Khuyến nông Vĩnh Phúc (áo trắng), thăm xưởng sản xuất nấm Phùng Gia

“Theo đó, nấm của Phùng Gia, về chất lượng, không thua kém Hàn Quốc. Song, họ có thuận lợi dùng điện hạt nhân, nên sản xuất bình ổn. Điện Việt Nam không ổn định, khí hậu lại nóng hơn nước bạn, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, vì cây nấm đùi gà, cần điều chỉnh đủ độ lạnh như ở Hàn Quốc.

Đặc biệt, khi làm việc ở nước bạn, trong 7 năm liền, chỉ làm 1 công đoạn đơn giản nhất trong khâu làm nấm, đó là: mở nắp hộp, cạo lớp mặt, để cho nấm mọc lên. Do vậy, khi bắt tay sản xuất chính quy, bản thân phải nỗ lực và tự học hỏi rất nhiều, mới có được thành quả như ngày nay”, ông Định chia sẻ.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top