Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2016 | 1:41

Buôn Lê Diêm và niềm tự hào du lịch cộng đồng

Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã chọn thí điểm 3 thôn, buôn văn hóa của 3 huyện miền núi là Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân để phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng. Trong đó, buôn Lê Diêm (thị trấn Hai Riêng, Sông Hinh) là đơn vị đầu tiên được tỉnh công nhận là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vào giữa tháng 6/2016.

Buôn Lê Diêm trong một lần đón khách du lịch.

Niềm tự hào của cộng đồng dân cư Ê Đê

Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, giáp với tỉnh Đắk Lắk, Sông Hinh thuở xa xưa là một vùng núi rừng trùng điệp, là nơi sinh sống của 4 dân tộc thiểu số là Ê Đê, Bana, Gia Rai và Chăm H’roi, trong đó dân tộc Ê Đê là trọng tâm của những lễ hội cộng đồng.

Trải qua nhiều biến đổi, dân tộc Ê Đê ngày càng phát huy và bảo tồn những bản sắc văn hóa truyền thống như: sử dụng nhạc cụ cồng chiêng, làm rượu ché, múa xoan, nghi thức lễ bỏ mả, kể sử thi…

Cộng đồng cư dân Ê Đê ở buôn Lê Diêm không chỉ cần cù trong lao động sản xuất mà còn có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa được tiếp nối trong lĩnh vực âm nhạc, hát múa, điêu khắc, văn học dân gian truyền miệng. Ông Ma Hồng, Trưởng buôn Lê Diêm cho biết: “Nếu như các lễ hội đã gắn bó và theo suốt cả một đời người, một vòng cây trồng thì nhạc cụ cồng chiêng, điệu múa xoan, trường ca và nghệ thuật điêu khắc không bao giờ vắng bóng trong đời sống cộng đồng người Ê Đê nơi đây”.

Ngoài những lễ hội dân gian, người Ê Đê ở buôn Lê Diêm còn lưu giữ được văn hóa ẩm thực truyền thống vô cùng đặc sắc. Theo già làng Oi Ký: “Ngoài các món ăn dân dã từ thịt bò, thịt gà, cá sông nướng với muối ớt sả, trong ngày lễ hội, người Ê Đê không thể thiếu rượu ché. Đây là thứ rượu ủ bằng gạo lúa rẫy với men làm bằng nguyên liệu lá cây, củ, rễ trên rừng”.

Hiện, trên vùng đất Sông Hinh có 19 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó có hơn một nửa là các dân tộc thiểu số di cư vào lập nghiệp sau ngày miền Nam giải phóng. Cho nên, việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng.

Bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Sông Hinh nói chung, người Ê Đê của buôn Lê Diêm nói riêng rất tự hào khi mình là trọng tâm của quê hương sử thi. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian giàu kinh nghiệm Phan Đăng Nhật qua nhiều chuyến đi khảo sát ở Sông Hinh đã đánh giá: Sông Hinh là quê hương của sử thi - vùng đất cội nguồn sản sinh ra trường ca Đam San - Xinh Nhã. Trường ca này là một tác phẩm văn hóa dân gian, bộ sử thi đồ sộ nằm trong kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian phục vụ du lịch

Để buôn Lê Diêm thực sự trở thành điểm đến của du khách gần xa, thời gian qua, huyện Sông Hinh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Trước khi được công nhận là điểm du lịch văn hóa cộng đồng, buôn Lê Diêm đã được đầu tư một số hạng mục, sản phẩm như: Nhà Rông văn hóa, các vật dụng, trang phục và nhạc cụ…

Ông Phan Thanh Quyền, Trưởng phòng Văn hóa thể thao huyện Sông Hinh cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành củng cố các đội cồng chiêng cùng với việc đào tạo đội cồng chiêng trẻ từ 10-15 tuổi; chọn 10 hộ dệt thổ cẩm; 12 người kể sử thi; phổ biến cách làm rượu ché bằng men truyền thống từ lá cây rừng… Chính vì thế, bước đầu, Sông Hinh đã đón được hàng trăn lượt khách đến với buôn Lê Diêm qua các tour du lịch hoặc những tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hóa dân gian của bà con dân tộc Ê Đê. Những lúc ấy, chủ và khách ngồi quây tròn bên bếp lửa hồng giữa ngôi nhà sàn dài hơn 10 sải tay, có hoạt động giao lưu giã gạo bằng cối và chày. “Tiền khách, hậu chủ” cứ vậy, khách và chủ chuyền tay nhau chén rượu ché thơm nồng, tay vẫn nhịp theo làn điệu cồng chiêng và múa xoan. Các cô gái Ê Đê trong bộ trang phục truyền thống say sưa kể chuyện trường ca Đam San - Xinh Nhã; sử thi A Ma Wứ, Đam Pư chặt đọt măng, Đăm Ri đi săn… Các loại nhạc cụ phục vụ cho đêm đốt lửa là cồng chiêng, A ráp, đàn đinh kput; ché trúc, ché tang…”.

Từ trung tâm thị trấn Hai Riêng nơi có hồ trung tâm - công viên xanh - đồi thông mộng mơ - qua chiếc cầu bắc qua hồ lung linh đáy nước là đến với buôn Lê Diêm. Ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên cho biết: Đây là quần thể khép kín, cùng với nhà hàng, khách sạn được đầu tư tươm tất, sẽ là điểm nhấn trong hành trình du lịch về miền núi của tỉnh. Huyện Sông Hinh, các dân tộc thiểu số trên địa bàn, nhất là dân tộc Ê Đê rất tự hào về những di sản văn hóa của ông cha để lại. Tất cả những gì đã sưu tầm, bảo tồn, phát huy và những gì đang tiếp tục giữ gìn, phát triển… chính là tài sản vô giá của vùng đất miền Tây Nam Phú Yên.

Phi Công

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top