Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 8 năm 2017 | 8:35

Cá ngựa - “Hàng hiếm” được thương lái lùng sục khắp nơi

Do rất được ưa chuộng trên thị trường nên thương lái các nơi săn lùng loại cá này rất nhiều, thậm chí có thời điểm không có “hàng” để bán.

Cá ngựa, một loại cá được người dân truyền tai cho rằng có tác dụng “tráng dương bổ thận” thường sinh sống nhiều ở một số vùng biển Khánh Hòa. Ngư dân thường bắt được loại cá vào những tháng đầu năm, khi chúng bị lẫn vào trong lưới hay các ngư cụ đánh bắt ven bờ.

“Săn” cá ngựa thế nào?

Vùng Cửa Bé - Nha Trang là nơi tập trung hàng nghìn phương tiện đánh bắt ven bờ của tỉnh Khánh Hòa. Thế nhưng, nghề “săn” cá ngựa đơn thuần thường ít có ngư dân làm vì đây loại cá được cho là khá hiếm, thỉnh thoảng mới bắt gặp. Theo ngư dân Nha Trang, kể từ tháng giêng cho đến trước khi gió mùa đông bắc xuống, nghề “bẫy” tôm hùm con thường hay bắt được cá ngựa.

Cá ngựa khô được bày bán trong một cửa hàng ở Nha Trang, Khánh Hòa

Mỗi ngày “bẫy” tôm hùm, ngư dân cũng thường bắt được ít thì 5-7 con cá ngựa, còn nếu may mắn thì trúng hàng chục con. Theo các ngư dân, khi kéo ngư cụ “bẫy” tôm hùm con lên thuyền thì cá ngựa hay “cuốn” vào dây. Các thương lái ở khu vực Cửa Bé, Hòn Rớ (TP Nha Trang) ngoài việc mua tôm hùm con thì họ cũng mua luôn cá ngựa rồi bán lại cho các thương lái khác, với giá cao hơn.

Theo ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cá ngựa thường sinh sống nhiều ở Vịnh Nha Trang, đầm Nha Phu, vùng biển Bãi Dài…

“Cá ngựa có đặc trưng là sinh sống gần bờ, ở những vùng biển có nhiều cỏ biển, rong rêu, đá hoặc san hô. Ngư dân thường lặn bắt hải sản tầng đáy như ốc, sò… thì khi thấy cá ngựa nên người ta bắt luôn, chứ không phải là nghề khai thác chính”, ông Võ Khắc Én cho biết.

Còn TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho biết, nghề giã cào ở Khánh Hòa cũng là một trong những nghề ven bờ hay đánh bắt được nhiều cá ngựa.

“Hàng độc” được ưa chuộng trên thị trường

Theo các tư thương chuyên thu mua cá ngựa ở Nha Trang, giá cá ngựa tại bến dao động 3,5-4 triệu đồng/kg (80-90 con), cá sống. Do rất được ưa chuộng trên thị trường nên thương lái các nơi săn lùng loại cá này rất nhiều, thậm chí có thời điểm không có “hàng” để bán.

Được biết, hiện nay ngoài nhu cầu tiêu thụ ở thị trường trong nước thì cá ngựa cũng được xuất khẩu sang các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, với số lượng không hề ít.

Chị T., một thương lái mua cá ngựa ở khu vực Hòn Rớ (Nha Trang) cho biết, cá ngựa thường được ngư dân bắt được khá nhiều vào những tháng đầu năm. “Cá ngựa nó nhẹ ký lắm, vào những tháng cao điểm, mỗi ngày tôi mua được vài chục con nhưng cũng có ngày một ngư dân trúng cá này, đem bán cho tôi 30-40 con. Cá chết thì mình cấp đông, còn cá sống thì mình cho cho vào chậu oxy rồi bán lại cho các thương lái khác”, chị T. cho biết.

Theo tìm hiểu của PV, ở phố biển Nha Trang, cá ngựa được bán khá nhiều ở bến tàu du lịch Cầu Đá. Ở khu vực này, có nhiều cửa hàng chuyên bán cá ngựa cho du khách nước ngoài.

Ghé thăm cửa hàng T. trên đường Trần Phú, đoạn gần cảng Nha Trang, chúng tôi thực sự “ngợp mắt” bởi số lượng cá ngựa được bày bán ở đây, kể cả cá còn sống. Cá ngựa khô được bó thành từng cặp, treo từng dây ở trước sảnh cửa hàng. Nữ nhân viên cửa hàng ra giá 60.000 đồng/cặp loại nhỏ, còn loại trung bình 120.000-150.000 đồng/cặp, còn loại lớn 200.000-300.000 đồng/cặp.

Ngoài ra, ở chợ Đầm Nha Trang cũng bày bán khá nhiều cá ngựa khô. Tại một cửa hàng, bà chủ ra giá là 250.000 đồng/cặp, loại trung bình. “Cá này ở Nha Trang, người ta đi biển bắt được, chứ không nhập ở đâu hết”, bà chủ cho hay.

Tuy nhiên, một số cửa hàng khác, một cặp cá ngựa nhỏ được gói trong hộp vuông, đi cùng là một số loại hải sản khác như sao biển, hải sâm, tắc kè, với giá 200.000 đồng/hộp.

Theo TS. Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, hiện nay các nhà khoa học ở Nha Trang đã nhân giống thành công và được nuôi khá rộng rãi tại một số nơi trong tỉnh. Do đó, lượng cá ngựa trên thị trường bao gồm cả cá nuôi và cá biển tự nhiên./.

Phân biệt cá ngựa thật, giả thế nào?

Theo một số người “sành” dùng cá ngựa, đối với cá ngựa khô nếu gai không mẩy nhọn mà mòn, đuôi không còn nguyên vẹn, mắt bị mất thì kỳ thực cá đó đã bị ngâm qua rượu, mất hết tinh túy. Do đó, để khỏi phải mua cá ngựa “mất chất” thì cần lưu ý những đặc điểm trên./.

Theo Viết Hảo/Báo Dân trí

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top