Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2018 | 15:3

Cà phê Tây Nguyên niên vụ 2018 - 2019: Nỗi buồn kép!

Tây Nguyên có khoảng 500.000ha cà phê, chiếm trên 95% diện tích cả nước. Tuy nhiên, vùng chuyên canh cà phê lớn nhất Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như cà phê già cỗi, giá giảm và mất mùa trong niên vụ này.

 

tr7.jpg
Năm 2018, do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài 4-5 tháng trùng đợt cà phê đang ra trái đã khiến lượng trái non rụng nhiều nên sản lượng cà phê của tỉnh Gia Lai giảm đáng kể. Chất lượng trái cà phê cũng không đạt như những năm trước. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN.

Năng suất giảm, giá bán thấp, thất thu lớn

Gia đình bà H’nhung Ayun ở buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng (Cư M’gar - Đắk Lắk) có 1ha cà phê, trong đó hơn một nửa đã cho thu hoạch. Năm 2017, diện tích này cho thu hoạch 1,6 tấn cà phê nhân, với giá bán 37.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

“Năm nay, sản lượng cà phê của gia đình thấp hơn so với năm ngoái, chỉ đạt được khoảng 8 tạ, trong khi giá bán cũng thấp hơn. Hiện, giá thị trường chỉ ở mức 34.000 đồng/kg. Mất mùa, mất giá thế này thì người trồng cà phê  thua lỗ; tiền phân, tiền công đầu tư cho vụ tới là không thể đủ”, bà H’nhung Ayun chia sẻ.

Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Thía ở thôn 1, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk) có 2 ha cà phê; năm ngoái thu được hơn 5 tấn nhân, nhưng vụ này chỉ đạt khoảng 3,5 tấn, giảm khoảng 40%.

Bà Thía cho biết: “Năm ngoái nhà tôi thu được 5,4 tấn cà phê nhân,  bán được 37.000 đồng/kg, trong khi nhân công thu hái chỉ có 200.000 đồng/ngày nhưng năm nay lên tới 300.000 đồng/ngày mà kiếm không ra, khiến chúng tôi khó đủ đường. Với 2ha cà phê, gia đình phải đầu tư 150 triệu đồng khi trồng, chưa kể hàng năm tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công chăm sóc cho vườn cũng mất  40-50 triệu đồng/ha mà sản lượng chưa đạt 2 tấn nhân/ha như thế này thì cầm chắc thua lỗ vài ba chục triệu/ha”.  

Niên vụ này, sản lượng cà phê của gia đình anh Rơ Châm Bát ở làng Út 2, xã Ia Bă (Ia Grai - Gia Lai) giảm một nửa so với năm ngoái. 1ha cà phê hơn 10 năm tuổi nhưng chỉ cho thu về chưa đầy 10 tấn quả tươi.

Theo anh Bát, mưa liên tục trong 3 tháng, trúng thời điểm quả non đang lớn khiến gần một nửa lượng quả trên cây bị rụng. Cùng với đó, nhiều cây cà phê bị ngập nước kéo dài và bị chết úng.

Nhận giao khoán 1,5ha của Công ty TNHH MTV cà phê Ia Grai, bà Hoàng Thị Hoa ở thôn 1, xã Ia Hrung cũng đang buồn rầu vì phải bù lỗ trong niên vụ này. Diện tích cà phê bà Hoa nhận giao khoán được trồng từ năm 1987, giống cũ năng suất thấp, lại già cỗ, niên vụ này chỉ cho thu chưa đầy 6 tấn quả. Sau khi trừ 5,2 tấn tươi theo cam kết giao khoán và công thu hái, bà Hoa lỗ hơn 30 triệu đồng.

Niên vụ 2018, đa số 81.000ha cà phê giai đoạn kinh doanh của Gia Lai đều giảm năng suất. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất cà phê toàn tỉnh vụ này chỉ đạt 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái. Nếu giá cà phê nhân vẫn ở mức 35 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cà phê ở tỉnh Gia Lai sẽ bị thiệt hơn 800 tỷ đồng vì giảm sản lượng. 

 

Theo các chuyên gia kinh tế, giá cà phê giảm do dự báo sản xuất cà phê tại các quốc gia xuất khẩu lớn thuận lợi (triển vọng vụ mùa năm nay của Brazil sẽ hơn 3,6 triệu tấn, của Việt Nam dự kiến hơn 1,8 triệu tấn, đạt mức cao so với nhiều năm gần đây) khiến cung cà phê toàn cầu dư nhẹ so với tiêu thụ toàn cầu. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng toàn cầu niên vụ cà phê 2018/19 đạt 171,2 triệu bao (bao 60 kg) trong khi tiêu thụ toàn cầu cùng kỳ chỉ ở mức 163,2 triệu bao.

Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất đồng USD, làm cho đồng USD mạnh lên cũng khiến giá hàng hóa nông sản giảm đi, trong đó có cà phê.

 

Mất mùa do thời tiết diễn biến bất thường

Theo lý giải của ông Nguyễn Quang An, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột), nguyên nhân khiến năng suất cà phê năm nay giảm là thời tiết diễn biến bất thường.

Năm nay, mưa sớm lại kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch; đến tháng 10 lại không có mưa mà nắng kéo dài nên ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê. Trong giai đoạn tháng 10, khi quả bắt đầu kết nhân nhưng thời gian này khô hạn nên không đủ nước tưới cho cây khiến ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, việc nhiều diện tích cà phê già cỗi đã được trồng từ trước những năm 1990 cũng khiến cà phê không đạt sản lượng như mong muốn.

Ông Nguyễn Minh Đường, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên, cho biết: “Tính trung bình khoảng 50% số hộ đã thu hoạch thì năng suất cà phê niên vụ năm 2018 giảm khoảng 30% do mưa kéo dài trong nhiều tháng liền. Có hai nguyên nhân: Thứ nhất, năm ngoái được mùa nên chất lượng cây năm nay kém hơn. Thứ hai, năm nay mùa mưa kéo dài hơn 3 tháng nên cây quang hợp kém,  vì vậy, quả phát triển chậm, kém năng suất. Bên cạnh đó, giá cà phê năm nay giảm do tổng sản lượng toàn cầu cao, các nước Brazil, Colombia được mùa nên cung vượt cầu, kéo giá giảm xuống”.

Theo ông Đào Lân Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện là 17.587ha, trong đó cà phê kinh doanh 15.669 ha, còn lại là cà phê tái canh. Năng suất năm nay đang rà soát vì nhiều vườn cà phê vẫn đang trong qua trình thu hoạch chưa có số liệu cụ thể. Tuy nhiên, theo đánh giá chung trên địa bàn huyện, năng suất cà phê năm nay giảm nhiều so với năm ngoái.

Còn theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ea H’leo, năm nay thời tiết không thuận lợi khiến tình trạng mất mùa, giảm năng suất xảy ra ở hầu hết các xã, thị trấn. Từ tháng 6 đến tháng 8/2018, mưa liên tục khiến cà phê bị rụng trái non; từ cuối tháng 9 đến nay lại nắng nóng kéo dài khiến cây không kịp thích nghi dẫn đến quả cà phê bị chín ép. Do đó, vườn cà phê chín không đồng đều, năng suất, sản lượng ước giảm 8-10% so với năm ngoái. Hiện tại, cà phê mới chín khoảng 30% và người dân chỉ mới hái bói, dự tính đầu tháng 12 sẽ bước vào thu hoạch đại trà.                    

 

“Đỏ mắt” tìm nhân công thu hái

Những ngày này, cà phê ở Tây Nguyên bắt đầu chín rộ. Việc thu hái cũng được tiến hành nhưng lại gặp tình trạng nguồn nhân công khan hiếm.

Ông Đặng Văn Thân, ở TP. Pleiku (Gia Lai), cho biết: “Nhà tôi có 4ha cà phê. Mấy năm trước có người từ Bình Định lên hái với tiền công 800.000 - 850.000 đồng/tấn. Năm nay tiền công cao hơn, lên đến gần 1 triệu đồng/tấn. Vậy nhưng cà phê chín ngoài vườn rồi mà gọi nhân công không ra. Vào các làng kiếm nhân công người bản địa cũng khó. Mùa này người ta cũng làm cho nhà của họ”.

Tính trung bình 1ha cà phê phải cần đến 5 - 7 nhân công thu hái trong hơn một tuần. Và với 500.000ha cà phê của Tây Nguyên, quả là cần nguồn nhân công khổng lồ.

Không chỉ có những hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng cà phê cũng cần nguồn nhân công thu hái. Đặc biệt, sau trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 8 vừa qua, nhiều vườn cà phê ở Tây Nguyên đang chuẩn bị bung hoa. Nếu không thu hái kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng niên vụ tới. Đây là bài toán không dễ tìm lời giải của hàng chục ngàn nông dân Tây Nguyên trồng cà phê.

 


 

 

 

 

P.V (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top