Cá sông Đà - đặc sản của tỉnh Hòa Bình, Sơn La vừa chính thức được Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quốc gia công bố là sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng.
Thông tin này vừa được công bố tại sự kiện Khai mạc “Tuần lễ cá sông Đà Hà Nội năm 2018” vừa được tổ chức sáng nay (30/6) tại Hà Nội.
Bà Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cho biết, cá sông Đà là các loại cá tự nhiên, chất lượng đảm bảo, cá sạch có đặc trưng không thể trộn lẫn với các loại cá khác. Thực phẩm từ cá cũng rất giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là cá chứa chất đạm rất tốt đối với trẻ em và người già. Tuy nhiên, trước nhiều vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, nhiều người tiêu dùng đã rất lo ngại khi không biết lựa chọn đâu để mua được nguồn cá thực sự đảm bảo về chất lượng.
“Do đó, tại sự kiện này, sản phẩm cá sông Đà được giới thiệu và bày bán đã được Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia chúng tôi lấy mẫu và công bố kết quả kiểm nghiệm. Kết quả này, một lần nữa khẳng định chất lượng mặt hàng cá sông Đà, tạo niềm tin cho người tiêu dùng,” Viện trưởng Lê Thị Hồng Hảo nhấn mạnh.
Theo bà Hảo, các loại các Sông Đà được giới thiệu trong Tuần lễ Cá Sông Đà đợt này là cá được nuôi thả hoàn toàn với môi trường nước sạch tại lòng hồ sông Đà; cá được ăn các loài như cá mồi, tép bạc, rong rêu... Quy trình chăm sóc đảm bảo, đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, khai thác đúng tuổi thương phẩm và tuyệt đối không sử dụng hóa chất độc hại, chất bảo quản.
Tuần lễ cá Sông Đà được tổ chức lần đầu tiên để quảng bá đặc sản của tỉnh Hòa Bình, Sơn La, được bày bán tại siêu thị với mức giá chỉ từ 88.000 đồng/kg, kèm với nhiều hoạt động hoạt náo và áp dụng khuyến mãi hấp dẫn lên đến 10% đối với 12 loại sản phẩm cá đặc sản Sông Đà như cá trắm đen, cá chép, cá diêu hồng, cá tầm...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…