Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 5 năm 2017 | 2:44

Cá tra và vòng quay may rủi

Dù có chững lại phần nào nhưng giá cá tra thời điểm cuối tháng 4/2017 vẫn ở ngưỡng kỳ vọng của nhiều nông dân. Nhiều hộ tính đến việc mở rộng diện tích nuôi. Tuy vậy, nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp thì sẽ không thể có chuỗi sản xuất ổn định, và không thể tránh khỏi vòng xoáy bị động khi đầu ra vẫn chỉ trông chờ vào xuất khẩu tiểu ngạch.

Thu hoạch cá tra ở phường Thới An (Ô Môn - TP.Cần Thơ). Ảnh: Huỳnh Xây.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cá tra xuất tại ao liên tục đạt ngưỡng cao, từ 24.000 - 26.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 27.000 đồng/kg. Trung bình mỗi hộ dân thu lãi từ 500-1.200 đồng/kg sau khi trừ chi phí. So với mức giá từ 18.000-19.000 đồng/kg trong năm 2016 thì mức 27.000 đồng/kg được xem là ngưỡng cao. “Trước đây, nuôi 5 hầm cá tra, nhưng đã treo 2 hầm vì liên tiếp thua lỗ. Giờ cá tra tăng vọt, tôi dự định nuôi lại hết 5 hầm”, anh Trần Văn Trường, người nuôi cá tra tại Cần Thơ cho biết.

Nguyên nhân giá cá tra tăng trong thời gian qua do nhiều năm thua lỗ liên tục, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác làm cho nguồn cung tụt dốc. Trong khi, lượng hợp đồng xuất khẩu đầu năm 2017 tăng khoảng 10%, nhưng sản lượng cá gối vụ phục vụ chế biến lại giảm mạnh. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cá tra của thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Câu chuyện cá tra được giá kỷ lục đang “hâm nóng” lại vùng nguyên liệu xuất khẩu trị giá “tỷ đô-la” ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là khi không ít nông dân đang rục rịch tăng diện tích nuôi trở lại. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hùng Vương, nhận định: “Ở hầu hết các thị trường trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ cá tra liên tục được dự báo tăng mạnh. Đáng chú ý là sự tăng trưởng của thị trường châu Á đã đưa giá trị cá tra của nước ta tăng lên mạnh mẽ”.

Về thị trường xuất khẩu cá tra, Mỹ và EU là hai thị trường lớn nhất tiêu thụ cá tra của Việt Nam, nhưng hiện nay kim ngạch cá tra xuất khẩu vào những thị trường này đều liên tục suy giảm. Được biết, từ 1/1 đến 15/2, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ đạt 26 triệu USD, giảm tới 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU và Đông Nam Á cũng sụt giảm mạnh, từ 12-17%.

Nguyên nhân sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường chững lại. Riêng ở Mỹ, thuế chống bán phá giá đang áp gần 3 USD/kg, cùng với nhiều rào cản khác khiến các doanh nghiệp không mặn mà tham gia xuất khẩu.

Nhưng ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng hơn một nửa. Hiện, có khoảng 70% sản phẩm cá tra của Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo đường ủy thác hoặc tiểu ngạch. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 69,7 triệu USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy, xu hướng xuất khẩu cá tra sang thị trường này đang có chiều hướng tăng cao. Và dù lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh về giá trị và sản lượng nhưng xem ra đây vẫn là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi có nhiều biến động trong nhiều năm trở lại đây.

Để giành lại những thị phần cá tra đã mất tại EU, Mỹ và giành lại hình ảnh đẹp cho cá tra là nhiệm vụ đặt ra hết sức cấp thiết, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với VASEP đưa ra một số nhóm giải pháp.

Nhóm giải pháp thứ nhất là thực thi chiến dịch marketing và phát triển thị trường. Nhóm giải pháp thứ hai là tạo xu hướng và nhu cầu thị trường cho sản phẩm cá tra chất lượng cao, làm lực đẩy cho Nghị định về cá tra phát huy tác dụng tối đa và thực hiện đề án sản phẩm quốc gia đối với cá tra. Nhóm giải pháp thứ ba là tăng cường xây dựng chương trình hợp tác với cơ quan kiểm tra chất lượng tại nước nhập khẩu để kiểm soát chất lượng chặt chẽ, hợp tác kiểm soát vấn đề nghi về nhãn mác sản phẩm, đặc biệt là ở châu Âu; hỗ trợ tối đa cho các chiến dịch marketing và thực thi Nghị định cá tra; đấu tranh với một số nước không vì tự vệ thương mại mà áp đặt kiểm soát quá mức (ví dụ như những gì đang xảy ra ở các nước Trung Mỹ).

Hơn lúc nào hết, chuyện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra thông qua bao tiêu đầu ra được xem là giải pháp căn cơ bảo đảm sản xuất bền vững, giảm thiểu các rủi ro.             

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top