Từ ngày 1/9 tới đây, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ trở lại tên cũ là 'catfish' (cá da trơn).
Theo trang thông tin về thủy sản Seafoodsourse.com, từ ngày 1/9/2017, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ giám sát cá da trơn, cá tra với một tên gọi thống nhất là catfish.
Cá tra của Việt Nam, lâu nay vẫn phải dùng tên gọi tra fish, sẽ chuyển thành catfish (Ảnh minh họa: KT) |
Theo đó, cho đến khi quyết định trên có hiệu lực, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn chịu sự kiểm tra của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA); còn sau thời điểm 1/9, USDA sẽ làm thay công việc này của FDA, kiểm tra tất cả các khâu của chuỗi sản xuất ở Việt Nam, từ khi ươm trứng cho đến sản phẩm đóng gói cuối cùng.
Hiện nay, khoảng 90% sản phẩm cá tra sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ - thị trường khó tính và kiểm soát rất nghiêm ngặt các mặt hàng xuất khẩu từ các nước khác, trong đó có cá tra Việt Nam.
Tên gọi catfish là một câu chuyện dài của con cá tra Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ban đầu, cá tra xuất khẩu sang thị trường này dưới tên gọi là catfish nhưng đến năm 2002, phía Mỹ yêu cầu Việt Nam không được sử dụng tên catfish ghi trên bao bì khi xuất vào thị trường này. Vì thế, cá tra, cá basa buộc phải lấy tên tra fish khi xuất vào Mỹ.
Tuy nhiên đến năm 2008, USDA đưa ra quy định mới là Luật Nông nghiệp 2008, trong đó, gộp cả hai nhóm Ictalurus và Pangasius (Ictalurus là loài cá da trơn có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ và Pangasius là loài cá da trơn nhập khẩu từ nước ngoài - chủ yếu là từ Việt Nam) dưới tên gọi chung là catfish (cá da trơn)./.
Trần Ngọc/VOV.VN/Seafood Source
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.