Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 10 năm 2021 | 20:25

Các địa phương chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán

Các ngành, địa phương đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đáp ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Hà Nội dành 39.000 tỷ đồng để chuẩn bị hàng Tết

Tại Hà Nội, Sở Công Thương vừa ban hành Kế hoạch số 4434/KH- SCT về phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, Hà Nội xác định nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp Tết gắn với công tác phòng, chống dịch gồm: Mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng gà, vịt, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi; các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm nông, lâm sản khô như măng, miến, mộc nhĩ, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...Mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn...

 

fsdfsdfsdf.jpg
Hà Nội chuẩn bị hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

 

Sở Công Thương Hà Nội dự báo khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu cần chuẩn bị trong dịp Tết đối với khoảng 10,33 triệu người sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.

Bên cạnh đó, diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn còn phức tạp, trong dịp Tết 2022 hoạt động mua sắm hàng hóa tại các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông người dân mua sắm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.

Hiện tại, Hà Nội có 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 449 chợ truyền thống và 1.800 cửa hàng tiện lợi, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước.
 
Ngoài ra, còn có các kênh bán hàng đa phương tiện: bán hàng qua website, hotline, app…với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.

Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu tại siêu thị, cửa hàng, nhà hàng sang bán hàng hóa thiết yếu ở các địa điểm này do UBND các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp đề xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Dần khôi phục các chợ truyền thống tại TP.HCM

Hiện nay, ngoài việc bám sát diễn biến thị trường, kết nối cung cầu và nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố, còn triển khai việc phối hợp với các địa phương chuẩn bị hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022, các Tổ Công tác đặc biệt tại 3 miền Bắc - Trung - Nam của Bộ Công Thương đang gấp rút thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là từng bước mở lại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở, hộ kinh doanh trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nhằm tạo môi trường cho kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất.

Ngoài ra còn triển khai các chương trình bình ổn, kích cầu như triển khai thực hiện Chỉ thị tổ chức đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2022, Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2021 dịp Tết Dương lịch - Tết Nguyên đán 2022, chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”.

Tại TP. Hồ Chí Minh, các chợ truyền thống cũng đang dần khôi phục trở lại trong điều kiện hậu giãn cách xã hội và "bình thường mới". Theo đánh giá của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, sự phục hồi dần của kênh phân phối truyền thống đã góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá các mặt hàng rau củ, trái cây. Hiện nay, lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm tập kết về điểm trung chuyển ở một số chợ đầu mối cũng đang tăng dần, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của người dân, đặc biệt vào giai đoạn Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

 

photo1632751253180-1632751253281304659348.jpg
Các chợ truyền thống tại TP.HCM đang dần được khôi phục

 

Theo đó, lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm tập kết về điểm trung chuyển ở 3 chợ đầu mối cũng đang tăng dần, đáp ứng yêu cầu của người dân đặc biệt vào giai đoạn Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Trong cùng diễn biến, tại Đồng Nai, UBND tỉnh cũng đã  ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Chương trình bình ổn giá sẽ triển khai đối với 19 mặt hàng gồm: gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa, vở học sinh.

Thời gian thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá bắt đầu từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Riêng đối với mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh sẽ áp dụng thời gian thực hiện riêng.

Chương trình nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trong mùa mưa bão, dịch bệnh, những ngày lễ, những tháng cuối năm 2021, dịp Tết Nguyên đán năm 2022; đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh xử lý nạn buôn lậu dịp cuối năm

Khi các tỉnh, thành phố phía Nam mở dần các hoạt động kinh tế - xã hội sau đợt cao điểm chống dịch Covid-19, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có dấu hiệu gia tăng trở lại và diễn biến phức tạp ở cả nội địa, khu vực biên giới, trên biển. Trước tình hình đó, các địa phương, ngành chức năng đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm triệt phá những đường dây, ổ nhóm tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần ổn định thị trường.

 
 
Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top