Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 1 năm 2018 | 1:29

Cam Vinh chín muộn: Lợi nhuận gấp đôi

KTNT - Hiện nay, người trồng cam ở Nghệ An đang hối hả thu hoạch cam chín muộn phục vụ thị trường Tết, với niềm vui được mùa, được giá, dự kiến nhiều hộ trồng cam sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hơn tỉ đồng vào dịp này.

Người dân phấn khởi bởi cam Vinh năm nay được mùa, được giá.

Đây là năm thứ 5 vườn cam của gia đình chị Hồ Thị Hà, ở xóm Trung Tâm (xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn) cho thu hoạch. Nhiều năm trước, do chưa nắm chắc kỹ thuật chăm sóc nên vườn cam của gia đình chị chỉ cho thu hoạch trong vòng vài tháng. Vì cam chính vụ nên giá bán chỉ được 25.000 - 28.000 đồng/kg. Vài năm trở lại đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nên vườn cam 1,2 ha của gia đình chị đã kéo dài vụ thu hoạch nên giá bán tăng  gấp đôi. Năm nay, vườn cam của gia đình chị Hà năng suất, sản lượng đều tăng so với năm ngoái, có những cây cam cho thu hoạch trên 3 tạ quả. Chị Hà cho biết: “Cam muộn bán với giá khoảng 55.000 -  60.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần giá cam chính vụ mà vẫn đắt hàng. Cam chín muộn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác”.

Tại xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu), các giống quýt ngọt PQ1, cam Valenxia, cam Xã Đoài được trồng trên đất đồi sai trĩu quả... Anh Trần Danh Pho (xóm Đông Xuân) là người tiên phong đưa cây cam về trồng thử nghiệm tại vùng đất đồi Quỳnh Thắng. Với 4,5ha đất vườn đồi, hiện nay gia đình anh quy hoạch trồng 2,2ha cam quýt, trong đó quýt ngọt PQ1 trên diện tích 1,2ha; 0,4ha cam Valenxia và 0,6ha cam Xã Đoài. Dự kiến vụ thu hoạch dịp Tết Mậu Tuất này, 3 lô trồng cam quýt kinh doanh của gia đình anh Pho sẽ đạt sản lượng khoảng 15 tấn cam và 30 tấn quýt. Với giá bán 40.000 đồng/kg cam và 15.000 đồng/kg quýt thu mua tại vườn thì thu nhập của gia đình anh không dưới 1 tỷ đồng.

Theo kinh nghiệm người trồng cam Vinh ở Nghệ An thì trồng cam muộn không khó, tuy nhiên, việc chăm sóc đòi hỏi sự cần mẫn, tốn nhiều công sức. Trong đó, đất trồng cam phải đảm bảo tơi xốp, đủ ẩm, bón phân đúng kỹ thuật và phải có rãnh thoát để chống úng kịp thời, tránh không để cho cây cam bị xói mòn gốc.Trong quá trình chăm sóc cũng cần nắm rõ các loại sâu bệnh và quá trình thay đổi lá trên cây vào các tháng trong mùa. Muốn cam đạt chất lượng tốt và cho quả đẹp, vào thời điểm đầu vụ, người trồng phải biết can thiệp vào quá trình ra lộc hoa của cây, nắm được kỹ thuật tỉa hoa, tỉa cành, tạo tán để cam ra hoa đúng thời điểm.

Nghệ An hiện có 5.096ha cam (hơn 2.500ha cam kinh doanh); trong đó có 75 - 80% là cam trồng bằng mắt ghép giống cam Xã Đoài, số còn lại là giống cam V2 và một số ít là cam Vân Du. Riêng giống cam V2 (Valenxia) có các đặc trưng về thân, cành, lá, hình dạng quả, màu sắc quả, màu sắc thịt quả, thời gian ra hoa, thời gian quả chín và chất lượng hương vị gần giống cam Xã Đoài.

Huyện có diện tích cam lớn nhất tỉnh Nghệ An là Quỳ Hợp với 2.787ha, sau đó là các huyện: Thanh Chương 331ha, Nghĩa Đàn 436ha, Yên Thành 308ha, Con Cuông 306ha, Anh Sơn 115ha, Tân Kỳ 141ha… Người trồng cam ở các huyện đã biết chuyển đổi và áp dụng khoa học kỹ thuật để có cam chín muộn phục vụ Tết. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đang tập trung truyên truyền vận động người trồng cam trên địa bàn mạnh dạn chuyển đổi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để cây cam có thể chín muộn bán vào dịp Tết, nhằm tăng thêm thu nhập.

Cùng với đó, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương tiến hành quản lý và giám sát một số mô hình đăng ký sản xuất cam theo quy trình VietGAP để đánh giá kết quả và cho dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Vinh. Đây là tín hiệu vui để vừa bảo vệ nhà sản xuất, vừa làm cho người tiêu dùng an tâm sử dụng quả cam có gắn tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Trong niềm vui đón chào xuân mới Mậu Tuất  2018, người trồng cam Vinh càng thêm phấn khởi vì vụ này có thu nhập khá cao. Khắp các vườn cây ánh lên màu vàng của những trái cam căng tròn chín mọng, báo hiệu mùa xuân no ấm đang về.

   Huyền Trang

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top