Cần đầu tư công nghệ sau thu hoạch để tăng giá trị cho trái cam
Đầu tháng 11 hàng năm là thời điểm những người trồng cam ở Nghệ An và Hà Tĩnh bước vào vụ thu hoạch, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mặc dù cam được mùa nhưng giá cam lại thấp hơn so với những năm trước.
Làm gì cho trái cam có giá trị? Người trồng cam làm giàu được từ loại sản phẩm nông sản này luôn là câu hỏi không chỉ có người trồng cam.
Cam vào vụ thu hoạch nhưng mất giá
Cam Vinh là loại nông sản chủ lực của các huyện Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Yên Thành, Nghi Lộc được người tiêu dùng ưa chuộng, do đó sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối truyền thống rất cao. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ cam gặp nhiều khó khăn, không những vậy giá cam còn giảm nhiều so với những năm trước.
Chỉ với giá là 5000đ/kg cam, nhưng các nhà vườn trồng cam vẫn im ắng, không thấy có thương lái đến thu mua, mặc dù đây đã là thời điểm thu hoạch cam.
Quỳ Hợp được mệnh danh là “thủ phủ” cam Vinh ở Nghệ An, những năm trước khi chưa có dịch Covid-19, vào thời điểm này thương lái ở khắp nơi nườm nượp đổ về mua cam, vận chuyển đi các tỉnh thành trong cả nước tiêu thụ. Năm nay với hơn 2000ha cam, sản lượng cam ước đạt hàng trăm nghìn tấn, nhưng đến giờ này vẫn chưa có thương lái đến mua. Bà con nông dân ở đấy đang như “ngồi trên đống lửa”.
Chị Trương Thị Vân, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, cho biết gia đình có 1ha cam với khoảng 600 gốc. Đây là giống cam chín sớm chủ yếu dùng vắt nước uống phục vụ trong các nhà hàng.
Những năm trước, thời điểm này, gia đình chị đã bán được gần nửa vườn giá cũng giao động từ 12.000-15.000 đồng/kg nhưng năm nay không thấy thương lái đi thu mua dù giá bán đã xuống thấp.
Còn gia đình chị Nguyễn Thị Dung, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp cho biết, giá cam từ 3.000-5.000 đồng/kg là loạt cam Mát hoặc cam Xã Đoài, Vân Du chín bói đầu vụ chất lượng cũng như mẫu mã kém được các nhà vườn thu hoạch sớm. Mọi năm, những loại cam này có giá dao động từ 12.000-20.000 đồng/kg thì năm nay giá chỉ khoảng 5.000 đồng/kg nhưng cũng không có thương lái thu mua.
Mặc dù có khoảng 1,5ha cam Vân Du vẫn chưa đến thời vụ thu hoạch nhưng gia đình chị vẫn rất lo lắng vì như những năm trước, những quả xấu sẽ được thu hái để bán trước nhưng năm nay vẫn chưa thấy thường lái vào hỏi mua. “Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các đại lý tiêu thụ ở thành phố Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng... không đặt hàng” - Chị Dung nói.
Vũ Quang cũng là “thủ phủ” cam của tỉnh Hà Tĩnh, do chăm sóc tốt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, cam ở đây năm nay được mùa, trái cam vàng đều, to, chín mọng và rất nhiều nước có vị ngọt đậm. Nhưng cũng giống như cam Vinh, người trồng cam ở đây cũng đang lo lắng bởi giá cam năm nay thấp hơn so với mọi năm, nguyên nhân cũng là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên sức mua giảm hẳn.
Ông Hồ Đức Hiền (thôn 1, xã Quang Thọ) cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, chăm sóc cẩn thận nên vườn cam gần 1,5 ha của gia đình ước đạt 17 tấn, cao hơn năm ngoái khoảng 6 tấn. Hiện tại, cam bắt đầu chín rộ, gia đình đang tập trung xuất bán cho thương lái”.
Nhờ chăm sóc tốt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên cam của gia đình ông Hiền luôn đạt chất lượng cao, quả to đều, có vị ngọt đậm... được thương lái ưa chuộng. Do đó, năm nay, dù tại nhiều nhà vườn giá cam chỉ đạt khoảng 15 nghìn đồng/kg may mắn gia đình ông vẫn bán được giá từ 18 - 25 nghìn đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Lương, thôn Hương Hòa (xã Đức Hương) cho biết: “Gia đình tôi trồng hơn 5 ha cam Xã Đoài, trong đó 4 ha đã cho quả, ước đạt khoảng 40 tấn, cao hơn năm ngoái 17 tấn. Vụ cam năm nay sẽ gặp khó về đầu ra do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên từ giữa tháng 10, khi cam bắt đầu có vị ngọt, gia đình đã linh hoạt kết nối thị trường. Đến thời điểm này, tôi đã bán được hơn 15 tấn, với giá 10 - 20 nghìn/kg đồng tùy loại”.
Mặc dù giá cam thấp hơn năm ngoái, nhưng bù lại năng suất cao nên các nhà vườn vẫn có nguồn thu nhập khá. Năm ngoái vườn cam của gia đình tôi xuất bán được hơn 20 tấn, thu về gần 500 triệu đồng, còn năm nay, dự kiến sẽ có nguồn thu trên 650 triệu đồng/40 tấn quả, chị Lương cho hay.
Theo đánh giá của các nhà vườn, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên sức mua và giá có giảm hơn so với năm ngoái. Cam đẹp đang được nhà vườn bán với giá từ 18 - 25 nghìn đồng/kg (thấp hơn năm ngoái từ 7 - 10 nghìn đồng/kg), loại nhỏ và bị chấm đen có giá từ 8 - 15 nghìn đồng/kg (thấp hơn năm ngoái 5 nghìn đồng/kg, loại này chiếm khoảng 5 - 10% trên mỗi vườn).
Đưa cam lên sàn thương mại điện tử
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, việc đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử là một trong những biện pháp, giúp bà con nông dân tiêu thụ được sản phẩm nông sản của mình.
Tuy nhiên, việc đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử không thể nào giải quyết được triệt để vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho bàn con, vì khi dịch bệnh hoành hành, việc thực hiện giãn cách xã hội, hoặc khoanh vùng để dập dịch cũng làm hạn chế rất lớn việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của bà con.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nguyễn Trường Thọ cho biết, thời điểm này cam đang vào chính vụ thu hoạch, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên sức tiêu thụ và giá giảm so với những năm trước. Đồng hành với người dân, huyện đã phối hợp với các sàn thương mại điện tử: Voso.vn (Viettel), Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam)... ra mắt gian hàng cam Vũ Quang để kết nối thị trường.
Huyện cũng đã chỉ đạo Hội Nông dân, Hội LHPN tích cực hỗ trợ bà con nông dân livestream bán hàng để linh hoạt tiêu thụ sản phẩm. Đến thời điểm hiện tại, người trồng cam ở Vũ Quang đã xuất bán được gần 10 nghìn tấn.
Để tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm cam Vinh, ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An, cho biết nhằm mở rộng kênh tiêu thụ mới tại thị trường nội địa ngoài kênh bán hàng truyền thống vốn có, Trung tâm đang nỗ lực tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh mở rộng thêm kênh phân phối qua thương mại điện tử và môi trường số.
Trung tâm đã và đang phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nông sản tại các địa phương tiếp cận với thương mại điện tử.
Thông qua kết nối đó, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart sẽ triển khai ký kết với các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các địa phương trồng cam để sớm đưa sản phẩm cam Vinh của địa phương lên sàn, kịp thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng cả nước.
Còn thiếu những nhà máy chế biến trái cây
Nhiều tiến bộ KHKT đã được áp dụng nâng cao năng suất và hiệu quả cây cam như trồng cam VietGAP; áp dụng công nghệ tưới nước tự động Israel; phun chế phẩm Retain bảo quản quả cam; hỗ trợ và phối hợp xây dựng kho lạnh, máy bảo quản cam. Đặc biệt, đã hình thành một số thương hiệu cam được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ.
Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nhà máy chế biến hoa quả sau thu hoạch cho nông dân, do đó việc sản phẩm nông sản của bà con “được mùa, mất giá” sẽ thường xuyên diễn ra, nếu như chúng ta không đầu tư để xây dựng lên những nhà máy chế biến này.
Dây chuyền chế biến tại Công ty CP Trang trại nông sản Phủ Quỳ là một trong những dây chuyền đầu tiên chế biến các sản phẩm từ quả cam tươi tại Quỳ Hợp. Với các loại sản phẩm khá hấp dẫn như mứt cam, cam sấy, tinh dầu cam, trà cam sả… công suất khoảng 7 – 10 tấn cam tươi, 300 kg sản phẩm/tháng, được tiêu thụ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã không chỉ góp phần giúp người dân trong vùng tiêu thụ cam một cách ổn định, mà còn “giải quyết” một lượng lớn cam loại 2, loại 3, mẫu mã và chất lượng xấu hơn, khó bán hoặc giá trị rất thấp nếu bán quả tươi.
Chị Nguyễn Thị Lê Na – Phó Giám đốc Công ty CP Trang trại nông sản Phủ Quỳ chia sẻ: Đơn vị đã đầu tư kho lạnh chứa 20 tấn cam tươi, nhưng cũng không thể đủ nguyên liệu để sản xuất cả năm. Tuy vậy, đây đang được coi là những mô hình cần nhân rộng, phát triển, nâng cao năng lực chế biến, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm cam Nghệ An.
Giá trị nông sản sẽ được nâng cao khi có những nhà máy chế biến sản phẩm sau thu hoạch, do đó rất cần được Nhà nước và các địa phương tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách, mặt bằng… để cho các nhà đầu tư có thể đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản cho nông dân.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.