Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 5 năm 2018 | 9:52

Cần những giải pháp đột phá để ngành điều phát triển bền vững

Tại Hội nghị “Phát triển ngành điều Việt Nam” được tổ chức tại tỉnh Bình Phước được lắng nghe nhiều ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều.

Tại Hội nghị “Phát triển ngành điều Việt Nam” được tổ chức tại tỉnh Bình Phước được lắng nghe nhiều ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều. Trong đó, tất cả đều chung một nhận định là cần những giải pháp đột phá để phát triển bền vững ngành điều của Việt Nam.
 
Còn nhiều khó khăn, thách thức
 
Theo báo cáo tại hội nghị, Cục Trồng trọt (Bộ NN - PTNT), hiện sản lượng điều nhân của thế giới năm 2016 là 754 nghìn tấn, trong đó Ấn Độ là nước sản xuất và chế biến điều nhân lớn nhất với sản lượng điều nhân là 172 ngàn tấn (chiếm 23%), Việt Nam (113 ngàn tấn - 15%) đứng thứ hai. Tuy vậy, các nước Tây Phi chiếm 46% sản lượng điều của thế giới. Campuchia nước bên cạnh Việt Nam góp 3% sản lượng điều của thế giới. Sản lượng điều nhân của thế giới tăng trưởng khá chậm, tốc độ tăng trưởng 2005 – 2016 chỉ đạt 3,5%/năma Việt Nam.
 
So với diện tích trồng điều của thế giới là 6 triệu ha trong niên vụ 2016-2017, diện tích của Việt Nam chỉ chiếm 5,7%. Trong khi diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong giai đoạn 2008-2014, diện tích điều của thế giới lại tăng liên tục từ 1991 – 2013 với tỷ lệ tăng trưởng diện tích trồng là 4,8% - đóng góp 70% vào tăng trưởng sản lượng vì tăng trưởng năng suất chỉ đạt 2,1% - đóng góp 30% vào tăng trưởng sản lượng.
 
Đại diện Cục Trồng trọt cho rằng, việc phát triển ngành điều của Việt Nam hiện còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Cụ thể, diện tích trồng phân bổ ở các vùng đất không phù hợp, kém chất lượng và đang bị cạnh tranh bởi các cây khác, có xu hướng giảm. Công tác giống mới chưa được chú trọng, phần lớn diện tích điều phân bố ở vùng sâu, vùng xa, khả năng đầu tư thấp và quan niệm cây điều không phải là cây thâm canh nên chưa được quan tâm đầu tư thâm canh thoả đáng đặc biệt là tưới nước, quản lý sâu bệnh, bón phân.
hinh-1-14.jpg
Ngành điều Việt Nam rất cần những giải pháp căn cơ để phát triển bền vững trong thời gian tới

Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất hạn chế, còn quá ít doanh nghiệp đầu tư, chế biến sâu còn hạn chế, vùng sản xuất điều nằm trong vùng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu (hạn hán, mưa).

Còn Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho rằng, hiện ngành điều Việt Nam vẫn chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu tại chỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. Tốc độ gia tăng trong lĩnh vực trồng trọt chậm hơn tốc độ gia tăng về chế biến xuất khẩu. Phần lớn vườn điều Việt Nam đã già cỗi cần được thay thế (khoảng 70% diện tích có tuổi đời từ 17 - 18 năm trở lên). Diện tích canh tác điều còn manh mún (tiểu điền là chủ yếu). Kỹ thuật canh tác còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa theo đúng quy trình kỹ thuật.
 
Về chế biến xuất khẩu, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô còn nhỏ lẻ dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát chất lượng và cạnh tranh trên thị trường (90% doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ). Việc tham gia vào chuỗi giá trị ngành điều toàn cầu còn rất hạn chế; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chế biến và xuất khẩu nhân điều sơ chế, chưa mạnh dạn đầu tư và thiếu điều kiện để chế biến sâu (chế biến ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao như: bánh kẹo điều, điều chiên và rang muối, tẩm gia vị, mật ong,…).
 
Ngoài ra, các nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu nhân điều sơ chế của Việt Nam chỉ được hưởng lợi khoảng 40% tổng giá trị của chuỗi giá trị ngành điều, phần còn lại 60% lợi nhuận do các nhà chiên chao, bán buôn, bán lẻ của nước tiêu thụ thụ hưởng.
 
Cần những giải pháp đột phá
 
Theo đó, để khắc phục những khó khăn trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh điều, các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều đều chung nhận định cần những giải pháp cụ thể, đột phá.
 
Để khắc phục những ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu cần tái canh điều bằng giống tốt, đẩy mạnh thâm canh điều, tăng cường công tác dự tính dự báo, công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông, thu mua, chế biến điều, đồng thời phải tổ chức lại sản xuất ngành điều.
 
Cùng quan điểm, Vinacas cho rằng Bộ NN - PTNT cần định hướng quy hoạch điều cả nước, lập quy hoạch chi tiết các vùng trồng điều các tỉnh, sử dụng công nghệ không ảnh và GPS trong quy hoạch, chỉ đạo thực hiện và quản lý quy hoạch theo quy định hiện hành. Rà soát, phân loại, xác định diện tích điều tái canh, thâm canh, trồng xen, trồng dặm, ghép cải tạo, tái canh thay thế giống mới thích nghi với biến đổi khí hậu và kháng chịu sâu bệnh tốt; xây dựng kế hoạch, lộ trình và giải pháp huy động nguồn lực thực hiện.
 
Bên cạnh đó, cần ban hành những cơ chế chính sách liên quan đến ngành điều như Đề án phát triển giống cây công nghiệp (bao gồm cây điều). Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn….
 
Cần tổ chức sản xuất, liên kết các cơ sở chế biến nhỏ thành nhà máy chế biến lớn có công suất từ 5 đến 10 ngàn tấn hạt điều thô đạt chuẩn mỗi năm. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công tác quản lý, hợp tác quốc tế.
 
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai, bên cạnh những giải pháp căn cơ cần tăng cường công tác dự tính dự báo sinh vật gây hại, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau khi cây điều ra hoa, đậu quả và cập nhật thông tin đến người trồng điều biết các đối tượng dịch hại và các giải pháp phòng chống hiệu quả.
 
Bình tuyển cây điều có những đặc tính tốt về năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu của từng vùng; quản lý và sử dụng có hiệu quả các cây đầu dòng được bình tuyển theo quy định để cung cấp giống cho sản xuất. Triển khai sâu rộng việc tái canh vườn điều, đưa các giống mới có năng suất chất lượng cao thay thế các vườn điều già cỗi, lẫn tạp theo phương thức cuốn chiếu.
 
Đẩy mạnh thâm canh điều như áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, IPM, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, hạn chế ảnh hưởng của mưa trái mùa (cắt tỉa những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành nằm sát mặt đất, vệ sinh vườn điều thu dọn các cành cây khô, các tàn dư thực vật, tiến hành bón phân, phòng trừ sâu đục thân, đục cành; bón phân cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây để chuẩn bị cho cây ra cành non, phân hóa mầm hoa; trong giai đoạn cây ra hoa thường xuyên kiểm tra nụ hoa, quả non để có biện pháp phòng kịp thời)./.
 
 
 
 
Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top