Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 7 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 8 năm 2018 | 10:47

Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo?

Chủ cơ sở các điểm thu mua cau non cho biết họ mua để bán lại cho thương lái và sau đó xuất sang Trung Quốc để nơi đây làm kẹo.

Dọc tuyến đường từ thị trấn Phong Điền đến xã Tân Thới (huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) có nhiều điểm thu mua cau non. Từng buồng cau chất đống trong các cơ sở được nhân công lặt ra từng trái.

Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 1.
 
Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 2.

Lặt cau non rời ra

Một chủ cơ sở tại xã Tân Thới cho biết: "Một ngày tôi thu mua khoảng 1 tấn cau non do người dân trong vùng và ở Hậu Giang chở lên, với giá 14.000 đồng/kg. Cau non tươi được nhân công lặt ra từng trái và sau đó chúng tôi bán lại cho thương lái, nghe nói thương lái bán cau sang Trung Quốc để làm kẹo. Họ không bán kẹo cau ở Việt Nam nhưng có lần một thương lái đem loại kẹo này cho tôi ăn, thấy nó ngọt và hơi có vị chát của cau".

Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 3.

Cau được cơ sở thu gom của người dân hoặc người dân chở đến bán với giá 14.000 đồng/kg

Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 4.

Chủ cơ sở cho biết những trái cau tươi như thế này được luộc rồi đem sấy, sau đó bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc làm kẹo

Cách đó khoảng vài chục mét, một cơ sở thu mua cau non khác của một người phụ nữ từ Hải Phòng vào mở khá hoành tráng cách đây không lâu. Theo nhiều nhân công làm tại đây, người này đã thuê đất để mở cơ sở. Nhân công lặt cau đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Bà Trần T. Ph. , một nhân công, cho biết: "Bà chủ quê ở Hải Phòng vào đây mở nhiều điểm thu mua cau non lắm, có cả xe tải đi gom cau khắp các tỉnh với khoảng 4-5 tấn/ngày. Bà ấy có cả lò lớn để luộc cau rồi dụng cụ sấy cau. Nếu cau sấy bán cho thương lái có giá hơn".

Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 5.

Một cơ sở thu mua khoảng 1 tấn cau/ngày ở xã Tân Thới

Theo lời bà Ph. thì không biết chủ cơ sở bán cau cho ai nhưng nghe nói là bán sang Trung Quốc làm kẹo. Nhờ có các điểm thu mua cau mà người dân địa phương có công ăn việc làm. Một ngày gia đình bà Ph. gồm 4 người làm công việc lặt cau được khoảng 400-500 kg, được trả 400 đồng/kg. "Tôi cũng hết tuổi lao động, có mấy đứa cháu nghỉ hè cũng sang đây lặt cau, có tiền mua gạo ăn hằng ngày", bà Ph. nói.

Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 6.
 
Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 7.
 
Cần Thơ: Thu mua cau non bán sang Trung Quốc làm kẹo? - Ảnh 8.

Nhờ có các điểm thu mua cau nên người dân nông thôn có việc làm

Sáng 1-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Út Em, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) huyện Phong Điền, thông tin: "Trước đây, ở huyện có 7 điểm thu mua cau. Cau trên địa bàn huyện không nhiều, các cơ sở chủ yếu đi thu gom ở các địa phương lân cận theo đặt hàng của thương lái. Theo thông tin phòng có được, cau được cơ sở sấy nguyên trái sau đó bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. Còn sau khi bán sang Trung Quốc họ làm gì chúng tôi không nắm". Trước tình hình này, Phòng NN-PTNT cũng có khuyến cáo người dân không nên ồ ạt trồng cau.

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

  • Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Ghi nhận thành quả mà huyện Thọ Xuân đã đạt được trong việc thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

Top