Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 8 năm 2019 | 5:13

Cảng cá “lậu” mọc lên ở vịnh Hòn La

Thời gian gần đây, các cảng cá “lậu” liên tiếp mọc lên ở Quảng Trạch, khiến người dân không khỏi bất bình.

Hiện, người dân xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình),  hết sức bất bình vì hai cảng cá "lậu" bỗng nhiên mọc lên, lấn chiếm khu vực vịnh Hòn La, gây ô nhiễm môi trường.

 

lay-6969-cag.jpg

Cầu cảng của ông Hiếu kinh doanh trái phép ở vịnh Hòn La    

                                                                         

Điều đáng nói là, mặc dù chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đã biết rõ sự việc, nhưng vẫn tỏ ra lúng túng trong xử lý...

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi có mặt tại cảng Hòn La từ sáng sớm. Hai cầu cảng được đổ đất, đá lấn dần ra biển khá đơn sơ, nhưng mỗi ngày đều có hàngchục tàu thuyền của ngư dân, và ô tô ra vào, thu mua hải sản tấp nập.

Qua tìm hiểu, được biết, chủ nhân của 2 cầu cảng trên là ông Lê Thanh Hiếu và ông Nguyễn Văn Mẫn, đều ngụ tại xã Quảng Đông.

Người dân cho biết, việc xây dựng các công trình trong khu vực cảng, vận chuyển đất đá, bóc phong hóa đổ không đúng nơi quy định. Lợi dụng cơ hội này, ông Hiếu và ông Mẫn đã đổ đất lấn biển xây dựng cầu cảng trái phép.

“Lúc đầu mọi người nghĩ chỉ là chỗ neo đậu, tránh trú tàu thuyền, nhưng bây giờ, 2 cầu cảng này, cứ mỗi buổi sáng là cho tàu cá vào bốc dỡ hải sản, tiếp tế đá lạnh, thực phẩm… bốc mùi hôi tanh.

Cảng anh Hiếu hoạt động gần 1 năm, anh Mẫn thấy làm ăn được, khoảng 2 tháng nay, đã chiếm dụng phần đất trống gần đó để làm cầu cảng luôn”, ông H. một người dân địa phương cho hay.

Gần đây, để tránh dư luận, ông Mẫn đã huy động nhân lực, vật lực, thuê xe đổ đất đá lấn biển, mở rộng bến bãi vào ban đêm.

Từ khi 2 cảng “lậu” mọc lên, ông Mẫn, ông Hiếu đi chèo kéo tàu thuyền đánh bắt trong vùng, vào cảng của mình để nhập hải sản, và cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá với giá cao. Việc này từng xảy ra tranh giành, gây mất an ninh trật tự.

Trước đó, năm 2015, cũng tại khu vực vịnh Hòn La, ông Tưởng Văn Thịnh, đã tự ý đổ hàng trăm khối đất, đá, bê tông và dùng thùng container dìm xuống biển, để xây dựng cầu cảng, quy mô khá lớn, rồi tổ chức kinh doanh trái phép.

Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều lần, nhưng đến năm 2017, UBND huyện Quảng Trạch mới ra quyết định cưỡng chế, tháo dỡ.

Theo phản ánh, ngoài việc 2 cảng “lậu” đua nhau mọc, thì dọc tuyến đường vào cảng Hòn La, có hàng chục căn nhà, hàng quán kinh doanh của người dân, được xây dựng kiên cố, không phép. Hiện, một số hộ vẫn đang tập kết vật liệu để tiếp tục thi công.

Khu kinh tế Hòn La được thành lập năm 2008, diện tích 10.000 ha, bao gồm đất liền, đảo và mặt nước biển. Đây là khu vực quốc phòng kết hợp kinh tế, có quân đội đóng quân, và lực lượng Biên phòng đồn trú.

Bao gồm Ban quản lý Khu kinh tế Hòn La, Cảng vụ Hàng hải và Bộ đội Biên phòng, chịu trách nhiệm quản lý mặt đất, mặt biển và cảng biển.

Từ năm 2015 đến nay, do việc giám sát của địa phương, các ban, ngành, thiếu chặt chẽ, lợi dụng sơ hở, một số cá nhân tự ý lấn biển, xây dựng cầu cảng, nhà ở, hàng quán kinh doanh trái phép.

Tình trạng xây dựng nhà tạm, lấn chiếm đất dự án, đã xảy ra nhiều năm nay, cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng chỉ sau một thời gian, người dân lại xây dựng kiên cố hơn.

Ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng Đông thừa nhận việc 2 hộ dân tự ý chiếm dụng mặt bằng, xây cầu cảng để kinh doanh trái phép, đúng như phản ánh. Ông Hiền cho rằng, khó xử lý bởi liên quan nhiều ban, ngành khác nhau.

Theo ông Hiền, trường hợp tự ý lấn chiếm đất, để xây dựng cầu cảng của ông Lê Thanh Hiếu, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đã làm việc với địa phương.

Lập biên bản và buộc tháo dỡ, nhưng đến nay vẫn chưa chấp hành. Còn trường hợp ông Mẫn, địa phương đang xem xét, kiểm tra.

 Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình, cho biết, việc 2 cầu cảng tự ý lấn chiếm, hoạt động trái phép ở Hòn La, đơn vị đã lập biên bản hộ ông Hiếu, và đình chỉ thi công. Song, vẫn tồn tại, là do địa phương chưa kiên quyết xử lý.

Lẽ ra, xã nên có cuộc họp, mời Đồn Biên phòng, Đồn Công an Hòn La, Cảng vụ Hàng hải… để phối hợp, vận động người dân, tự giác tháo dỡ vi phạm, lấn chiếm, hoàn trả mặt bằng.

Trường hợp chống đối, sẽ xử lý nghiêm, và phải có các biện pháp khác. Ban quản lý Khu kinh tế chỉ quản lý kinh tế, thu hút, xúc tiến đầu tư…

Những trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép, thẩm quyền của Ban quản lý, chỉ lập biên bản, chứ không có lực lượng để xử lý.

Ốc hương Cồn Vạn lại chết hàng loạt, người dân ôm nợ

Sau đợt ốc hương chết hàng loạt, các hộ nuôi xứ Cồn Vạn, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã xử lý vệ sinh môi trường, và tiếp tục thả lứa mới

 

oc-79.jpg

 Ông Vựng vớt ốc hương dồn vào 1 hề để giảm chi phí                         

Tuy nhiên, sau 2 tháng nuôi, ốc hương lại chết, khiến nhiều hộ “điêu đứng” ôm nợ lớn.

Sau thất bại lần thả giống thứ nhất, đầu năm 2019, ông Trần Quốc Vựng (thôn 4, xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên) tiếp tục cải tạo 2 hồ nuôi, và thả lứa mới.

Ông Vựng đã vay ngân hàng hơn 400 triệu đồng, để mua trên 6 triệu con giống, và đặt mọi hi vọng vào vụ mới. Song, sau 2 tháng dày công chăm sóc, ốc hương có triệu chứng sưng vòi, đơ, không leo và không di chuyển.

Ông Vựng chia sẻ: “Trung bình 1 hồ ốc hương ăn khoảng 3 tạ cá/ngày nhưng giờ chỉ khoảng 5 – 6 yến cá. Ốc chết dần, nên tôi đang cho công nhân cào 2 hồ, dồn 1, để đỡ tốn công, tiền điện”.

Tính sơ qua, ông Vựng thất thoát gần 600 triệu đồng. Cộng với thiệt hại từ 2 hồ nuôi, ông Vựng đã mất trắng hơn 1 tỷ đồng.

Được biết, sau đợt ốc hương chết hàng loạt, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, đã trực tiếp lấy mẫu nguồn nước để xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Kết quả cho thấy, ốc chết, do môi trường ao nuôi chưa được xử lý tốt, trước khi thả giống; cộng với đó, là sự khắc nghiệt của thời tiết, và mật độ thả giống cao hơn nhiều so khuyến cáo.

Trước kết luận của cơ quan chức năng, các hộ đã bắt tay xử lý vệ sinh môi trường ao, và tiếp tục thả nuôi lứa mới, những mong vớt vát phần nào thiệt hại.

Tuy nhiên, nhiều hộ đang “đứng ngồi không yên” từ những khoản nợ lớn treo lơ lửng. Nhiều gia đình sau 2 lứa nuôi, đã phải đóng cửa trại, bỏ trống ao.

Các gia đình khác, nếu “cầm cự” đều phải dồn con giống ở 2, 3 hồ vào 1 hồ, để giảm chi phí.

Ông Lê Quang Vinh – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh, cho biết: “Xứ Cồn Vạn hiện có 24 hộ nuôi ốc hương, tổng diện tích 21,7 ha. Các hộ đều vay vốn ngân hàng, nhà ít nhất 500 triệu đồng, nhiều thì hơn 1 tỷ đồng. Hiện, một số hộ thiệt hại lớn đã bỏ trại, vì không còn vốn đầu tư. Số còn lại vẫn đang “cầm cự” để mong vớt vát phần nào thiệt hại”.

Theo chia sẻ của các hộ, để giải quyết vấn đề ốc hương chết hàng loạt, họ phải xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Ngoài xử lý bằng vôi bột, hóa chất, cần phải thay đáy hồ, thay lớp cát nền.

Dự kiến, việc cải tạo 1 hồ, mất chi phí vài trăm triệu đồng. Nhiều hộ kiến nghị, thời gian tới, ngân hàng nới rộng chính sách, để các hộ tiếp tục được vay vốn, tái đầu tư.

Ông Trần Mạnh Duyên – một trong những người tiên phong đưa mô hình ốc hương về xã Cẩm Lĩnh cho hay: “Trước đây, mô hình nuôi ốc hương ở xứ Cồn Vạn chỉ có Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Cẩm Lĩnh triển khai. Thấy lợi nhuận, người dân trong vùng “đổ xô” vào nuôi, khiến môi trường khó kiểm soát.

Nếu như trước đây, việc vận hành xả nước, lấy nước ở các hồ nuôi do một đầu mối thực hiện, thì bây giờ, mạnh ai nấy làm. Việc xả nước, lấy nước không theo trình tự, nên khi ốc bị nhiễm bệnh, sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát.

Về lâu dài, để kiểm soát dịch bệnh và nuôi hiệu quả, xã cần bố trí một tổ chức, đứng ra quản lý xứ Cồn Vạn, thì mới không lặp lại tình trạng trên”.

Bình Thuận: Sò điệp “được mùa, mất giá”

Khoảng hơn 1 tháng nay, ngư dân phường Mũi Né (Phan Thiết) liên tục “được mùa” sò điệp, sản lượng cao, nhưng giá bán lại quá thấp.

 

so-33.jpg

 Sò điệp được mùa nhưng mất giá

 

Ngay từ sáng sớm, tại bãi sau biển Mũi Né, hàng chục ghe tàu đang cập bãi, chuyển sản phẩm lên bờ. Bên cạnh hải sản thông thường như cá, mực, ghẹ… là lượng lớn sò điệp, xòe như cánh quạt đựng trong túi ni lông, bao tải… thu hút thương lái đến mua bán.

 Một phần, chuyển đến tỉnh khác tiêu thụ, phần tập trung vào các trại dựng ngay trên bãi biển để sơ chế, cạy tách vỏ lấy cồi sò. Hoạt động ở bãi Sau, không khí nhộn nhịp, tất bật giữa ngư dân, thương lái và người lao động.

Với sò điệp có màu đỏ ngói, ngư dân gọi là điệp xốp, điệp ngói, giá khoảng 3 - 5.000 đồng/kg. Riêng sò màu trắng ngà điểm hồng nhạt, gọi là điệp bay, giá 15 - 20.000 đồng/kg.

Sau một đêm khai thác, mỗi tàu đánh bắt từ 1 - 3 tấn sò điệp. Sản lượng tăng gấp 3 - 5 lần so chính vụ năm ngoái, nhưng giá bán giảm hẳn 70%. Mặc dù ghe tàu trúng mùa sò điệp, nhưng anh em thuyền viên chỉ kiếm được 500 - 700.000 đồng/ chuyến biển sau khi trừ chi phí. So với năm ngoái chỉ đánh bắt được vài tạ, giá bán 20 - 30.000 đồng/kg sò điệp xốp.

Câu chuyện được mùa mất giá vẫn tiếp diễn với ngư dân Mũi Né. Và nút thắt là chưa có chuỗi liên kết với doanh nghiệp, để chế biến các sản phẩm sò điệp, từ nguyên liệu đến tay người tiêu dùng. Một khi có chuỗi liên kết, giá bán sau thu hoạch sẽ ổn định hơn.

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top