Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 9 năm 2018 | 10:41

Cánh đồng mía lớn nhất miền Tây chết dần trong lũ

Hàng trăm hecta mía ở Hậu Giang bị lũ nhấn chìm, năng suất giảm mạnh, giá bán thấp hơn chi phí bỏ ra khiến nông dân lỗ nặng.

Hàng trăm ha mía ờ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đang bị ngập lũ. Ảnh: Cửu Long

Hàng trăm ha mía ở Phụng Hiệp, Hậu Giang đang bị ngập trong lũ. Ảnh: Cửu Long.

 

Nước lũ từ sông Mekong đổ về hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long, đã và đang đe dọa nghiêm trọng vùng mía nguyên liệu hơn 7.500ha ở Hậu Giang - cánh đồng mía lớn nhất miền Tây.

Trầm mình trong nước lũ chặt từng cây mía bị ngập để bán tháo, anh Trần Thanh Mãi (30 tuổi, ở xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp) buồn bã cho biết, 5 công (5.000m2) mía của gia đình bị lũ nhấn chìm, đến nay đã chết khoảng 80%. 

"Với tình trạng này, sau tám tháng trồng, chăm sóc mía, gia đình tôi lỗ 5-6 triệu đồng mỗi công", anh Mãi than vãn và lo lắng không biết vụ tới sẽ trồng cây gì trên mảnh đất này để sinh lãi, trang trải cuộc sống.

Nếu so với năm ngoái, giá mỗi tấn mía hơn một triệu đồng, nay chỉ còn khoảng 680.000 đồng. Tuy nhiên, đối với mía ngập lũ, hư hỏng, nông dân bán được chỉ khoảng 550.000 - 630.000 đồng mỗi tấn, tùy theo chữ đường.

Dự đoán nguy cơ bị ngập, nông dân Huỳnh Văn Thơm ở xã Hòa Mỹ trước đó bán sớm hai công mía chạy lũ. Tuy nhiên, giá thấp khiến anh cũng không thể hòa vốn, lỗ khoảng 2 triệu đồng mỗi công. 

"Năm nay năng suất chỉ đạt 10 tấn mỗi công, thấp hơn năm ngoái 5-6 tấn", ông Thơm nói và cho biết sẽ bỏ mía trồng cây khác.

 

Nông dân Hậu Giang thu hoạch mía chạy lũ. Ảnh: Cửu Long

Nông dân Hậu Giang thu hoạch mía chạy lũ. Ảnh: Cửu Long.

 

Có 20 năm thu mua mía, ông Mai Thanh Thống cho rằng, giá mía ít nhất phải một triệu đồng mỗi tấn và được các nhà máy đường bao tiêu ổn định thì nông dân mới có lãi. "Giá thấp, chi phí thu hoạch trong điều kiện nước ngập tăng lên, nông dân phải tốn 180.000 - 200.000 đồng mỗi tấn, nhưng không có lao động nên nhiều hộ chán nản muốn bỏ mía ngoài đồng", ông Thống nói.

Trên địa bàn Hậu Giang có ba nhà máy đường, nhưng chưa đến lịch thời vụ nên mới có một nhà máy bắt đầu hoạt động, tiêu thụ mía của nông dân. Trong đó, có hơn 3.800 ha ở huyện Phụng Hiệp được bao tiêu, giá khoảng 800.000 đồng mỗi tấn.

Ông Nguyễn Thế Tự - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp cho biết, năm nay lũ về sớm và cao hơn nhiều năm trước. Hiện có khoảng 300 ha mía đã thu hoạch chạy lũ, bán cho các cơ sở xay nước mía. Bà con đang đốn hàng chục ha để bán cho thương lái.

 

Thương lái thu mua mía chạy lũ. Ảnh: Cửu Long

Thương lái thu mua mía chạy lũ ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long.

Ngoài ra, khoảng 300ha mía ở các xã Phương Bình, Hoà An, Tân Long, Phương Phú đang bị ngập lũ. Nước đang về nhiều, dự báo sang tháng 9 âm lịch sẽ dâng cao, đe doạ gần 1.000 ha mía khác trên địa bàn. 

"Địa phương đang kêu gọi các nhà máy đường trong khu vực ưu tiên tiêu thụ mía cho bà con vùng ngập lũ", ông Tự nói và cho rằng, dù có bán được, nông dân vẫn lỗ, gặp nhiều khó khăn để tái sản xuất.

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top